XÁC ĐỊNH TỶ LỆ KHÁNG THỂ KHÁNG THỤ THỂ NMDA, AMPAR1/R2, GABABR, LGI1, CASPR2 TRÊN BỆNH NHI VIÊM NÃO TỰ MIỄN

Bùi Chí Bảo1,, Châu Huỳnh Vũ Hương1, Vũ Bảo Trâm 1, Trương Huỳnh Thanh Thúy1
1 Bệnh viện nhi đồng Thành phố

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Viêm não tự miễn (VNTM) là một nhóm các rối loạn do kháng thể kích hoạt hệ viêm tác động cục bộ hoặc toàn thể lên hệ viền hệ thần kinh trung ương, bệnh hiếm và xảy ra ở cả người lớn và trẻ em. Các nghiên cứu cho thấy gần đây tỉ lệ bệnh nhân mắc viêm não tự miễn gia tăng đáng kể. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ dương tính kháng thể kháng thụ thể NMDAR, AMPAR1/R2, GABABR, LGI1, CASPR2 trong bệnh lý viêm não tự miễn ở bệnh nhi và đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng. Đối tượng – phương pháp: Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca được tiến hành trên 10 bệnh nhân viêm não tự miễn tại bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố từ 01/2022-07/2022. Đối tượng tham gia nghiên cứu được được lấy mẫu dịch não tủy và mẫu huyết tương để khảo sát kháng thể kháng thụ thể bằng xét nghiệm miễn dịch huỳnh quang gián tiếp. Kết quả: Tỷ lệ dương tính kháng thể kháng thụ thể NMDA là 80%, AMPAR1/R2 là 10%, GABABR là 10%, chưa thấy trường hợp dương tính với kháng thể kháng thụ thể LGI1 và CASPR2. Kết luận: Tỷ lệ dương tính của kháng thể kháng thụ thể NMDA chiếm tỷ lệ cao nhất nhưng bên cạnh đó cần xác định thêm các kháng thể kháng thụ thể khác như AMPAR1/R2, GABABR, LGI1, CASPR2… để giúp chuẩn đoán sớm cũng như có liệu pháp điều trị thích hợp, nhằm mang lại kết quả điều trị tốt nhất cho bệnh nhân.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Gole, S., & Anand, A. (2022). Autoimmune Encephalitis.
2. Graus, F., Titulaer, M. J., Balu, R., Benseler, S., Bien, C. G., Cellucci, T., ... & Dalmau, J. (2016). A clinical approach to diagnosis of autoimmune encephalitis. The Lancet Neurology, 15(4), 391-404.
3. E., Martinez-Hernandez, E., & Dalmau, J. (2011). Encephalitis and antibodies to synaptic and neuronal cell surface proteins. Neurology, 77(2), 179-189.
4. Gu, Y., Zhong, M., He, L., Li, W., Huang, Y., Liu, J., ... & Xiao, Z. (2019). Epidemiology of antibody-positive autoimmune encephalitis in Southwest China: a multicenter study. Frontiers in Immunology, 10, 2611
5. McCracken, L., Zhang, J., Greene, M., Crivaro, A., Gonzalez, J., Kamoun, M., & Lancaster, E. (2017). Improving the antibody-based evaluation of autoimmune encephalitis. Neurology-Neuroimmunology Neuroinflammation, 4(6).
6. Hacohen, Y., Singh, R., Rossi, M., Lang, B., Hemingway, C., Lim, M., & Vincent, A. (2015). Clinical relevance of voltage-gated potassium channel–complex antibodies in children. Neurology, 85(11), 967-975.
7. López‐Chiriboga, A. S., Klein, C., Zekeridou, A., McKeon, A., Dubey, D., Flanagan, E. P., ... & Pittock, S. J. (2018). LGI1 and CASPR2 neurological autoimmunity in children. Annals of neurology, 84(3), 473-480.
8. Guan, H. Z., Ren, H. T., & Cui, L. Y. (2016). Autoimmune encephalitis: an expanding frontier of neuroimmunology. Chinese medical journal, 129(09), 1122-1127.
9. Xiaolu Xu, MD, Qiang Lu, MD, Yan Huang (2020). Anti NMDAR encephalitis A single-center, longitudinal study in China. Neurol Neuroimmunol Neuroinflamm, 7:e633.
10. Zhu, F., Shan, W., Lv, R., Li, Z., & Wang, Q. (2020). Clinical characteristics of anti-GABA-B receptor encephalitis. Frontiers in Neurology, 11, 403.