THIẾT KẾ MỒI XÁC ĐỊNH ĐỘT BIẾN GEN SLC22A5 GÂY BỆNH THIẾU HỤT CARNITIN

Nguyễn Thị Phương Thúy1,, Nguyễn Thị Thảo Vi 2, Tạ Văn Thạo1, Trịnh Thị Phương Dung1, Bùi Thị Bảo 3
1 Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Xanh Pôn
3 Phòng khám chuyên khoa xét nghiệm Chemedic Việt Nam

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Bệnh lý thiếu hụt carnitin nguyên phát (CDSP) gây ra bởi một đột biến lặn trên gen SLC22A5 mã hóa cho protein vận chuyển carnitin (OCTN2) trong huyết thanh và được đặc trưng bởi triệu chứng hạ đường huyết giảm lượng ketone máu (hypoketotic hypoglycemia), bệnh lý về xương và nhược cơ tim có thể dẫn tới tử vong nếu không được điều trị kịp thời [1,2]. Bệnh nhân mắc bệnh thiếu hụt carnitin nguyên phát thường đáp ứng tốt với việc bổ sung L-Carnitin đường uống và cải thiện đáng kể các triệu chứng lâm sàng của họ [3]. Do đó, chẩn đoán sớm và can thiệp kịp thời có ý nghĩa rất quan trọng với bệnh nhân thiếu hụt carnitin nguyên phát. Xét nghiệm phân tích gen SLC22A5 mã hóa protein vận chuyển carnitin có giá trị chẩn đoán xác định bệnh thiếu hụt carnitin nguyên phát bởi kỹ thuật này xác định được chính xác các đột biến trên gen SLC22A5 ảnh hưởng trực tiếp tới việc tổng hợp protein vận chuyển carnitin. Ở Việt Nam hiện nay để xác đột biến gen SLC22A5 chủ yếu sử dụng các bộ mồi được tham khảo từ nghiên cứu trước đây trên thế giới tuy nhiên vẫn gặp phải sự không đặc hiệu về mồi dẫn đến khó xác định được đột biến. Nghiên cứu này tập trung vào thiết kế và tối ưu hóa bộ mồi đặc hiệu trong xác định đột biến gen SLC22A5 gây bệnh thiếu hụt carnitin nguyên phát ở người Việt Nam.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Rebouche CJ. Carnitin. In: Modern Nutrition in Health and Disease, 9th Edition (edited by Shils ME, Olson JA, Shike M, Ross, AC). Lippincott Williams and Wilkins, New York, 1999, pp. 505-12.
2. Primary carnitin deficiency. Gentics Home Reference. Bethesda, MD: U.S. Department of Health and Human Services, National Institutes of Health, National Library of Medicine, Lister Hill National Center for Biomedical Communications; 2016. Available at: https://ghr.nlm.nih.gov/ condition/primary-carnitin-deficiency. Accessed December 8, 2016.
3. Systemic primary carnitin deficiency: an overview of clinical manifestations, diagnosis, and management, 18/09/2012
4. Dorothy Su Lin, Jie Yin, Seok Hwee, Michael Murray and Edmund Jon, “Gentic Variations of the SLC22A5 Gen in the Chinese and Indian Populations of Singapore”, 2010, p112-118
5. Young Ahn Yoon, Dong Hwan Lee, Chang-Seok Ki, Soo-Youn Lee, Jong-Won Kim, Yong-Wha Lee, and Hyung-Doo Park, “SLC22A5 Mutations in a Patient with Systemic Primary Carnitine Deficiency: The First Korean Case Confirmed by Biochemical and Molecular Investigation”, 2012, p424-427
6. Marta Frigeni, Bijina Balakrishnan, Xue Yin, Fernanda R.O. Calderon, Rong Mao, Marzia Pasquali, and Nicola Longo, “Functional and Molecular Studies in Primary Carnitine Deficiency”, December 2017, p2-9.