THIẾT LẬP GIÁ TRỊ THAM CHIẾU CHO MỘT SỐ CHỈ SỐ HUYẾT HỌC TẾ BÀO VÀ ĐÔNG MÁU CỦA THAI PHỤ GIAI ĐOẠN BA THAI KỲ

Lê Thị Nga1, Trần Thị Chi Mai1,2, Trần Thị Ngọc Anh 3,
1 Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện nhi trung ương
3 Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu thiết lập khoảng tham chiếu cho 8 chỉ số huyết học tế bào và 5 chỉ số đông máu của thai phụ giai đoạn ba thai kỳ. Phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang tiến cứu. Đối tượng nghiên cứu: 142 phụ nữ mang thai khỏe mạnh từ 18-35 tuổi, có tuổi thai từ 28-38 tuần, thai đơn, protein niệu âm tính, huyết áp tâm trương <90 mmHg; những lần mang thai và sinh nở trước đây không có tiền sử bệnh lý thai nghén và tai biến. Số lượng hồng cầu (RBC), Hb, Hct, MCV, MCH, MCHC, số lượng bạch cầu (WBC), số lượng tiểu cầu (PLT) được phân tích trên máy Celldyn Ruby của hãng Abbott. Chỉ số đông máu PT (giây, INR), APTT (giây, tỷ lệ bệnh/chứng), fibrinogen (g/L) được thực hiện trên máy ACL top 500 của hãng IL.  Khoảng tham chiếu của các chỉ số huyết học tế bào và đông máu ở thai phụ giai đoạn ba thai kỳ đã được thiết lập, là một nguồn tham khảo cho các phòng xét nghiệm và các bác sỹ lâm sàng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Olukayode Akinlaja, sistant Professor. Department of Obstetrics and Gynecology, University of Tennessee College of Medicine, Chattanooga, Tennessee, USA: Hematological Changes in Pregnancy - The Preparation for Intrapartum Blood Loss. Obstetrics & Gynecology International Journal. 2016;4(3).
2. Anna Klajnbard, Pal B. Szecsi, Nina P. Colov, et al. Laboratory reference intervals during pregnancy, delivery and the early postpartum period. Clin Chem Lab Med. 2010;8(2): 237-248.
3. Yi Jina, Jie Lua, Hong Jin, et al. Reference intervals for biochemical, haemostatic and haematological parameters in healthy Chinese women during early and late pregnancy. Clin Chem Lab Med. 2017.
4. Odhiambo C, Omolo P, Oyaro B, et al. Establishment of reference intervals during normal pregnancy through six months postpartum in western Kenya. Scientific Report. 2017;12(4):
5. Horowitz G.L, Altale S, Ceriotti F et al (2010). Defining, Establishing, and Verifying Reference Intervals in the Clinical Laboratory: Approved Guideline. CLSI document C28-A3, Third edition, Clinical and Laboratory Standards Institute, Wayne.
6. Chen H-M, Kuo F-C, Chen C, et al. New trimester-specific reference intervals for clinical biochemical tests in Taiwanese pregnant women-cohort of TMICS. Scientific Report. 2020; 16(12):15.
7. Abbasi-Ghanavati M, Greer LG, Cunningham FG. Pregnancy and laboratory studies: a reference table for clinicians. Obstet Gynecol. 2009; 114: 1326- 1331.
8. Huỳnh Thị Bích Huyền và cộng sự. Thiết lập khoảng tham chiếu các chỉ số huyết học trên người trưởng thành cho phòng xét nghiệm bệnh viện truyền máu huyết học. Y học Việt Nam. 2018; tập 446-tháng 5-số đặc biệt: 704-715.
9. Nguyễn Anh Trí. Đông máu - ứng dụng trong lâm sàng. Nhà xuất bản y học Hà Nội. 2002.