ỨNG DỤNG CỦA BIẾN THIÊN SINH HỌC TRONG PHÒNG XÉT NGHIỆM Y KHOA

Trần Thị Chi Mai1,2,
1 Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện nhi trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Biến thiên sinh học bao gồm biến thiên cá thể (Intra-individual coefficient of variation) và biến thiên quần thể (Inter-individual coefficient of variation). Biến thiên sinh học có nhiều ứng dụng trong thực hành xét nghiệm y khoa. Biến thiên sinh học được sử dụng để thiết lập tiêu chuẩn chất lượng cho các xét nghiệm. Khái niệm giá trị thay đổi tham chiếu (RCV) dựa trên biến thiên phân tích và biến thiên cá thể được đưa ra nhằm xác định xem sự khác biệt giữa các kết quả liên tiếp của một chất phân tích trên một bệnh nhân có thể có ý nghĩa lâm sàng hay không. Đây là một cách tiếp cận khoa học hơn cho việc đánh giá những thay đổi có ý nghĩa lâm sàng giữa các kết quả xét nghiệm liên tiếp mà trước đây các bác sĩ chủ yếu dựa vào trực giác và kinh nghiệm. Chỉ số cá thể (Index of Individuality) so sánh sự biến thiên sinh học cá thể và sự biến thiên sinh học quần thể, giúp đánh giá tính hữu dụng của khoảng tham chiếu. Khoảng tham chiếu cá thể có thể được tính toán bằng cách sử dụng ước tính biến thiên sinh học, biến thiên kỹ thuật và kết quả xét nghiệm trước đó thu được ở trạng thái ổn định của cá thể.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Fraser C.G (2001). Biological Variation: From Principles to Practice. Amer Assoc for Clinical Chemistry, Washington.
2. Fraser C.G, HarrisE.K (1989). Generation and application of data on biological variation inclinical chemistry.Crit. Rev. Clin. Lab. Sci, 27(5), 409–437.
3. Aarsand A. K, Roraas T, Sandberg S (2015). Biological variation- reliable data is essential. Clin Chem Lab Med, 53(2), 153-154.
4. Young D.S and Bermes E.W (2016). Preanalytical variables and Biological Variation.Tietz textbook of clinical and Molecular diagnostics, fourth edition, Elsevier Saunders, 449- 473.
5. Fraser C.G, Cummings S.T, Wilkinson S.P, et al (1989). Biological variability of 26 clinicalchemistryanalytesin elderly people. Clin Chem, 35(5), 783-786.
6. Ricós C, Iglesias N, García-Lario J-V, et al (2007). Within-subject biologicalvariation in disease: collated data and clinical consequences. Ann Clin Biochem, 44 (Pt 4), 343–352.
7. Harris E.K, Yasaka T (1983). On the calculation of a “reference change” for comparing two consecutive measurements. Clin Chem, 29(1), 25-30.
8. Fraser C.G (2009). Reference change values: the way forward in monitoring. Ann Clin Biochem, 46(Pt 3), 264-265.
9. Ceriotti F, Hinzmann R, Panteghini M (2009). Reference intervals: the way forward. Ann Clin Biochem, 46(Pt 1), 8–17.
10. Fraser C.G, Hyltoft Petersen P, Libeer J.C, et al (1997). Proposals for setting generally applicable quality goals solely based on biology. Ann Clin Biochem, 34 (Pt 1),8–12.