XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ TRUNG VỊ CỦA MỘT SỐ CHỈ SỐ HÓA SINH TRONG SÀNG LỌC TRƯỚC SINH (β-HCG TỰ DO, PAPP–A, NT)

Tạ Văn Thạo 1,2,, Nguyễn Thị Như Quỳnh1, Nguyễn Thị Mai Hương1, Dương Thị Thùy Trang1
1 Đại học Y Hà Nội
2 Công ty Cổ phần Chemedic Việt Nam

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Dị tật bẩm sinh (DTBS) là một trong những bất thường hay gặp ở thai nhi và trẻ sơ sinh. Có nhiều nguyên nhân gây ra dị tật bẩm sinh, trong đó dị tật do rối loạn vật chất di truyền ở cấp độ nhiễm sắc thể (NST) có thể gây hậu quả nặng nề 3–4. Để chẩn đoán các bất thường về NST, trước khi thực hiện các kỹ thuật xâm lấn, các phòng xét nghiệm thường chỉ định các xét nghiệm sàng lọc như double test ở thai kỳ I hoặc triple test ở thai kỳ II. Đối với xét nghiệm double test, các kết quả định lượng β-HCG và PAPP-A máu, kết hợp với kết quả siêu âm thai như khoảng sáng sau gáy (NT), chiều dài đầu mông (CRL),... đo được sẽ chuyển sang bội số trung vị MoM theo tuần thai của quần thể, từ giá trị MoM tính nguy cơ mắc bệnh của từng thai theo tỷ lệ xác suất có thể gặp. Tuy nhiên giá trị này có thể thay đổi theo các yếu tố đặc trưng của từng quần thể 7. Một số nghiên cứu gần đây đã chỉ ra sự sai khác của giá trị trung vị quần thể nghiên cứu với các giá trị có sẵn của phần mềm, từ đây giúp cải thiện độ đúng và độ tin cậy của các giá trị sàng lọc. Do đó chúng tôi làm nghiên cứu này để xác lập giá trị trung vị MoM của một số chỉ số hóa sinh trong sàng lọc trước sinh (β-HCG, PAPP-A và NT). Chúng tôi tiến hành khảo sát trên 1265 thai phụ được làm xét nghiệm double test có tuần thai tương ứng từ 11 tuần đến 13 tuần 6 ngày. Kết quả cho thấy, có sự sai khác giữa giá trị trung vị β-HCG, PAPP-A, NT trong nghiên cứu của chúng tôi và giá trị trung vị đang được dùng trên các phần mềm, giá trị cụ thể được thể hiện trong nội dung bài. Giá trị trung vị MoM sau khi được thiết lập có thể ứng dụng cho việc sàng lọc trước sinh ở những thai phụ người Việt Nam với hiệu quả tốt hơn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Đỗ Thị Thanh Thủy, Nguyễn Thị Hồng Phương. Xác Lập Các Giá Trị Trung vị Cho Bộ Ba Xét Nghiệm Sàng Lọc Trước Sinh Bằng Kỹ Thuật ELISA (Gamma Kit) Trên Máy Bán Tự Động. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh 280–288.
2. Nguyễn Việt Hùng, Trịnh Văn Bảo. Nghiên cứu tình hình dị tật bẩm sinh của sơ sinh đẻ tại bệnh viện Bạch Mai từ 1/1/1999 đến 30/9/2003 và một số yếu tố liên quan. Tạp chí Y học thực hành. 2005;3(505):12-16.
3. Benn PA, Clive JM, Collins R. Medians for second-trimester maternal serum alpha-fetoprotein, human chorionic gonadotropin, and unconjugated estriol; differences between races or ethnic groups. Clin Chem. 1997;43(2):333-337.
4. Breathnach FM, Malone FD, Lambert-Messerlian G, et al. First- and second-trimester screening: detection of aneuploidies other than Down syndrome. Obstet Gynecol. 2007;110(3):651-657.
5. Bolar K, Hoffman AR, Maneatis T, Lippe B. Long-term safety of recombinant human growth hormone in turner syndrome. J Clin Endocrinol Metab. 2008;93(2):344-351.
6. Christian A.D. et al. Global Report on Birth Defects. March of Dimes 2006; 2-20.
7. Muzaffer Katar. Determination of Median Values of First Trimester Screening Tests: A Tokat Scale Retrospective Study. Van Sag Bil Derg 2019;12(2):15-21.
8. Hsu JJ, Hsieh TT, Hsieh FJ. Down syndrome screening in an Asian population using alpha-fetoprotein and free beta-hCG: a report of the Taiwan Down Syndrome Screening Group. Obstet Gynecol. 1996;87(6):943-947.