KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI SAU PHÚC MẠC ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG CONN DO U TUYẾN THƯỢNG THẬN

Nguyễn Việt Tuấn1,, Hoàng Long 1, Võ Văn Minh2, Nguyễn Văn Linh 2
1 Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi sau phúc mạc điều trị hội chứng Conn do u tuyến thượng thận tại bệnh viện Việt Đức và bệnh viện Đại học Y. Phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu đánh giá trên 88 bệnh nhân bị hội chứng Conn do u tuyến thượng thận tại bệnh viện Việt Đức và bệnh viện Đại học Y từ tháng 1/2018 đến tháng 6/2022. Kết quả được đánh giá thông qua xét nghiệm và các phương tiện chẩn đoán hình ảnh sau mổ. Kết quả: Tuổi trung bình là 44,01 ± 11,18 tuổi, lớn nhất là 69 tuổi và nhỏ nhất là 24 tuổi, tỉ lệ nữ/nam là 2,82. 95,4% bệnh nhân có tăng huyết áp trên lâm sàng. Về mặt chẩn đoán hình ảnh, 91,3% có hình ảnh giảm âm trên siêu âm, 89,9% có hình ảnh đậm độ u ≤ 25 HU trên cắt lớp vi tính. Thời gian phẫu thuật trung bình là 58,8 ± 16,7 phút, thời gian hậu phẫu trung bình là 3,9 ± 1,6 ngày, không có bệnh nhân tử vong và chuyển mổ mở. 100% bệnh nhân có xét nghiệm Kali trở về bình thường và siêu âm không còn u, triệu chứng tăng huyết áp cải thiện ở 86,6% số bệnh nhân. Mức độ rất hài lòng của bệnh nhân sau mổ đạt 87,8%. Kết luận: Phẫu thuật nội soi sau phúc mạc điều trị hội chứng Conn do u tuyến thượng thận là phương pháp phẫu thuật an toàn, hậu phẫu ngắn, tính thẩm mỹ cao, đạt kết quả tốt về lâm sàng cũng như chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Funder JW, Carey RM, Mantero F, et al. The Management of Primary Aldosteronism: Case Detection, Diagnosis, and Treatment: An Endocrine Society Clinical Practice Guideline. J Clin Endocrinol Metab. 2016;101(5):1889-1916. doi:10.1210/jc.2015-4061
2. Vũ Đức Hợp, Vũ Lê Chuyên. Một Số Nhận Xét về Điều Trị u Tuyến Thượng Thận Tại Bệnh Viện Bình Dân Từ Năm 1992-1999, Y Học Việt Nam. 2001; Tập 4, Số 5, Tr193-195.
3. Madani A, Lee JA. Surgical Approaches to the Adrenal Gland. Surg Clin North Am. 2019; 99(4):773-791. doi:10.1016/j.suc.2019.04.013
4. Walz MK, Gwosdz R, Levin SL, et al. Retroperitoneoscopic adrenalectomy in Conn’s syndrome caused by adrenal adenomas or nodular hyperplasia. World J Surg. 2008; 32(5):847-853. doi:10.1007/s00268-008-9513-0
5. Young WF. Minireview: primary aldosteronism--changing concepts in diagnosis and treatment. Endocrinology. 2003;144(6):2208-2213. doi: 10.1210/en.2003-0279
6. Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh và giá trị của cắt lớp vi tính 64 dãy trong chẩn đoán u tuyến thượng thận | Hội Điện Quang và Y Học Hạt Nhân. Accessed October 10, 2022. https://www.radiology.com.vn/bao-cao-khoa-hoc/nghien-cuu-dac-diem-hinh-anh-va-gia-tri-cua-cat-lop-vi-tinh-64-day-trong-chan-doan-u-tuyen-thuong-than-n333.html
7. Tuncel A, Langenhuijsen J, Erkan A, et al. Comparison of synchronous bilateral transperitoneal and posterior retroperitoneal laparoscopic adrenalectomy: results of a multicenter study. Surg Endosc. 2021;35(3):1101-1107. doi:10.1007/s00464-020-07474-y
8. Young WF. Diagnosis and treatment of primary aldosteronism: practical clinical perspectives. J Intern Med. 2019;285(2):126-148. doi: 10.1111/joim.12831