LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ Ở BỆNH NHÂN NHỒI MÁU NÃO CẤP CÓ HẸP ĐỘNG MẠCH CẢNH TRONG ĐOẠN NGOÀI SỌ

Nguyễn Hạnh Ngân1,, Nguyễn Trọng Hưng2
1 Đại học Y Hà Nội
2 Trung tâm Đào tạo và Chỉ đạo tuyến, Bệnh viện Lão khoa Trung Ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đặc điểm lâm sàng, hình ảnh học và các yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân nhồi máu não cấp có hẹp động mạch cảnh trong đoạn ngoài sọ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả tiến cứu được thực hiện trên 100 bệnh nhân được chẩn đoán nhồi máu não cấp có hẹp động mạch cảnh trong đoạn ngoài sọ được khám và  điều trị tại trung tâm Thần kinh - Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 7 năm 2021 đến tháng 9 năm 2022. Kết quả: Độ tuổi trung bình trong nghiên cứu là 69,2 ± 9,7. Nhóm tuổi chủ yếu là từ 60 – 79 tuổi, chiếm tỷ lệ 74%. Tỷ lệ nam/ nữ là 2,4/1. Độ tuổi phân bố đều ở 2 giới, sự khác biệt giữa 2 nhóm không có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Điểm NIHSS lúc vào viện ở bệnh nhân tăng dần theo mức độ hẹp của động mạch cảnh trong: hẹp nhẹ điểm NIHSS là 7,16 ± 3.06, hẹp vừa và nặng là 9,70 ± 4.65, tắc hoàn toàn là 12,47 ± 4,17. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,001. Trên cùng một bệnh nhân có hai hoặc ba ổ NMN ở các vùng khác nhau. Khu vực nhồi máu não được chi phối bởi động mạch não giữa chiếm tỷ lệ cao nhất là 77,6%. Ổ nhồi máu trên phim CHT, chủ yếu phần bố ở chất trắng dưới vỏ não (92%), chất trắng cạnh não thất (82%). Vị trí hẹp hay gặp nhất là phình cảnh. Bệnh nhân trong nghiên cứu có mức độ hẹp hệ động mạch cảnh đoạn ngoài sọ cùng bền chủ yếu trên 70%. Gần 1/3 số bệnh nhân tắc hoàn toàn động mạch này. Kết luận: Tuổi càng cao, mức độ vữa xơ động mạch cảnh càng nhiều tăng nguy cơ nhồi máu não

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Phùng Đức Lâm. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh học tổn thương hệ động mạch cảnh trong ở bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não. Luận văn tiến sỹ Y học, Học Viện Quân Y, Hà Nội. 2017.
2. Savic ZN, Davidovic LB, Sagic DZ, Brajovic MD, Popovic SS. Correlation of color Doppler with multidetector CT angiography findings in carotid artery stenosis. ScientificWorldJournal. 2010;10:1818-1825. doi:10.1100/tsw.2010.170
3. Kolominsky-Rabas PL, Weber M, Gefeller O, Neundoerfer B, Heuschmann PU. Epidemiology of ischemic stroke subtypes according to TOAST criteria: incidence, recurrence, and long-term survival in ischemic stroke subtypes: a population-based study. Stroke. 2001;32(12):2735-2740. doi:10.1161/hs1201.100209
4. Mai Hữu Phước (2012), “Nghiên cứu tương quan đặc điểm lâm sàng và chụp cắt lớp vi tính ở bệnh nhân nhồi máu não thuộc hệ cảnh giai đoạn cấp. Tạp chí Y học Thực hành. 2012; 811: 142-147.
5. Hoàng Khánh. Giá trị tiên lượng của hiện tượng quay mắt đầu liên quan thể tích ổ tổn thương não ở bệnh nhân nhồi máu não giai đoạn cấp.Tạp chí Y dược Lâm sàng 108. 2010; 110-114.
6. Nguyễn Công Hoan. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh học của nhồi máu não do xơ vữa hệ động mạch cảnh. Tạp chí Thần kinh học Việt Nam. 2014; 8: 17-22.
7. Nguyễn Hoàng Ngọc. Nghiên cứu tình trạng hẹp động mạch cảnh ở bệnh nhân nhồi máu não và hẹp động mạch cảnh không triệu chứng bằng siêu âm Doppler. Luận văn tiến sĩ Y học, Học viện Quân Y, Hà Nội. 2002.
8. Adams HP, Davis PH, Leira EC, et al. Baseline NIH Stroke Scale score strongly predicts outcome after stroke: A report of the Trial of Org 10172 in Acute Stroke Treatment (TOAST). Neurology. 1999;53(1):126-131. doi:10.1212/wnl.53.1.126