ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TÁI TƯỚI MÁU Ở BỆNH NHÂN TRẺ TUỔI BỊ NHỒI MÁU NÃO CẤP
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Tìm hiểu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả điều trị tái tưới máu ở bệnh nhân trẻ tuổi bị nhồi máu não cấp tại Trung tâm Đột Quỵ- bệnh viện Bạch Mai. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Đối tượng nghiên cứu là những bệnh nhân được chẩn đoán xác định nhồi máu não từ 18-45 tuổi, điều trị tại trung tâm Đột quỵ Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 11/2020 đến tháng 5/2022, theo dõi kết cục lâm sàng sau khi ra viện 03 tháng. Kết quả: Tổng số đối tượng nghiên cứu là 171 bệnh nhân, trong đó tỉ lệ nam/nữ =2,2/1. Tuổi trung bình: 38 ± 5,9. Điểm NIHSS trung vị khi nhập viện là 8. Trong các yếu tố nguy cơ, thường gặp nhất là hút thuốc lá (24,6%), tăng huyết áp (23,4%), rối loạn mỡ máu (15%). Xét nghiệm lúc vào viện có 53,8% bệnh nhân có mức triglycerid máu cao trên 1,7 mmol/l. Phân loại theo TOAST, nhóm nguyên nhân mạch máu lớn chiếm tỉ lệ cao nhất 32,1%, nguyên nhân mạch máu nhỏ chiếm 24%, thuyên tắc mạch từ tim chiếm 17%, căn nguyên hiếm gặp là 4,6% và 18,1% không rõ nguyên nhân. Có 33,3% bệnh nhân được điều trị tái tưới máu. Kết quả điều trị tái tưới máu: 100% bệnh nhân được tái thông thành công khi lấy huyết khối cơ học với mTICI 2b-3; Tỷ lệ chuyển dạng chảy máu có triệu chứng là 14%; Sau 03 tháng, bệnh nhân phục hồi tốt có điểm mRS 0 -2 chiếm 82,4%, tỷ lệ tử vong là 5,3%. Điểm glasow vào viện ≤ 13, NIHSS cao, ASPECT thấp và nhồi máu tuần hoàn sau có liên quan tới kết cục tử vong của bệnh nhân với p<0,05. Kết luận: Nghiên cứu cho thấy các đặc điểm lâm sàng riêng biệt ở nhóm bệnh nhân trẻ tuổi bị nhồi máu não tại Trung tâm Đột quỵ Bệnh viện Bạch Mai có 3 yếu tố nguy cơ chính là hút thuốc lá, tăng huyết áp và rối loạn lipid máu. Nhóm bệnh nhân này khi được điều trị tái tưới máu có tỷ lệ hồi phục chức năng thần kinh cao. Điểm Glasgow vào viện ≤ 13, NIHSS cao, ASPECT thấp và nhồi máu não tuần hoàn sau có liên quan tới kết cục tử vong.
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
2. Mehndiratta MP. Stroke in the young: Newer concepts in etiopathogenesis and risk factors. Astrocytes. 2018;5(1):1-4.
3. Urvish K Patel, Mihi Dave: Risk Factors and Incidence of Acute Ischemic Stroke: A Comparative Study Between Young Adults and Older Adults, curius 2021
4. Boot E, Ekker MS, Putaala J, et al, Ischaemic stroke in young adults: a global perspective. Journal of Neurology, Neurosurgery & Psychiatry 2020;91:411-417.
5. Park WB, Cho JS, et al. Comparison of epidemiology, emergency care, and outcomes of acute ischemic stroke between young adults and elderly in Korean population: a multicenter observational study. J Korean Med Sci. 2014 Jul;29(7):985-91.
6. Leo, L.L.-L., Chen, et al. Outcomes in young adults with acute ischemic stroke undergoing endovascular thrombectomy: A real-world multicenter experience. Eur J 2021
7. Perera KS, de Sa Boasquevisque D, et al. Young ESUS Investigators. Evaluating Rates of Recurrent Ischemic Stroke Among Young Adults With Embolic Stroke of Undetermined Source: The Young ESUS Longitudinal Cohort Study. JAMA Neurol 2022 May 1;79(5):450-458.
8. Brouwer J, Smaal JA,et al. MR CLEAN Registry Investigators. Endovascular Thrombectomy in Young Patients With Stroke: A MR CLEAN Registry Study. Stroke. 2022 Jan;53(1):34-42.