ĐẶC ĐIỂM MÔ BỆNH HỌC NIÊM MẠC DẠ DÀY Ở BỆNH NHÂN LOÉT TÁ TRÀNG CÓ NHIỄM HELICOBACTER PYLORI

Nguyễn Thanh Liêm1,, Nguyễn Bá Vượng 2, Đinh Thị Phương Liên 2, Nguyễn Văn Luân 3, Lê Thị Thúy Loan3
1 Đại học Y dược Cần Thơ
2 Học viện Quân y
3 Đại học y dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định tỷ lệ tổn thương mô bệnh học niêm mạc dạ dày ở bệnh nhân loét tá tràng có nhiễm H.pylori. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu thực hiện tại Bệnh viện Đại học Y Dược Cần Thơ từ tháng 01/2015- 12/2016. Chúng tôi tiến hành nội soi tiêu hóa trên chẩn đoán loét tá tràng, sinh thiết niêm mạc dạ dày làm xét nghiệm urease test, mô bệnh học chẩn đoán vi khuẩn H. pylori và tổn thương trên mô bệnh học. Kết quả: Mô bệnh học niêm mạc dạ dày ở 102 bệnh nhân loét tá tràng có nhiễm H. pylori tham gia nghiên cứu. Viêm mạn tính hoạt động chiếm 87,3%, viêm teo chiếm 56,9% và dị sản ruột chiếm 18,6%. Không có mối liên qua giữa viêm mạn tính hoạt động, viêm teo và dị sản ruột với giới, nhóm tuổi và mật độ H. pylori. Kết luận: Mô bệnh học niêm mạc dạ dày thường gặp là viêm mạn tính hoạt động, viêm teo; dị sản ruột ít gặp hơn. Viêm mạn tính hoạt động, viêm teo và dị sản ruột không có mối liên quan với mật độ H. pylori ở bệnh nhân loét tá tràng có nhiễm H. pylori.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Graham Y.D. (2014). History of Helicobacter pylori, duodenal ulcer, gastric ulcer and gastric cancer. World J Gastroenterol., 20(18): 5191-5204.
2. Malfertheiner P., Chan K.F., McColl E.K. (2009). Peptic ulcer disease. Lancet., 374(9699): 1449-1461.
3. Correa, P. and Piazuelo M.B. (2012). The gastric precancerous cascade. J Dig Dis., 13(1): 2-9.
4. Song H., et al. (2015). Incidence of gastric cancer among patients with gastric precancerous lesions: observational cohort study in a low risk Western population. BMJ., 351: h3867.
5. Tytgat J.N.G., Tytgat J.A.S. (2009). Inflammatory Disorders . In: Grading and Staging in Gastroenterology. Thieme, New York: 130-145.
6. Dixon F.M., Path C.R.F., Genta M.R., et al. (1996). Classification and grading of gastritis. The updated Sydney System. Am J Surg Pathol., 20(10): 1161-1181.
7. Lê Văn Nho (2012). Nghiên cứu lâm sàng, nội soi, mô bệnh học, gen cagA, vacA và hiệu quả của phác đồ Esomeprazol – Amoxycillin- Clarythromycin ở bệnh nhân loét tá tràng Helicobacter pylori (+), Luận án Tiến sĩ Y học, Trường Đại học y dược Huế.
8. Hồ Đăng Quý Dũng (2012). Nghiên cứu mối liên quan giữa các týp cacA, vacA của Helicobacter pylori, nồng độ gastrin, pepsinogen và mô bệnh học ở bệnh nhân viêm dạ dày mạn, Luận án Tiến sĩ Y học, Viện nghiên cứu khoa học Y dược lâm sàng 108.
9. Nguyễn Đô (2017). Khảo sát sự tương quan giữa mức độ tổn thương viêm dạ dày theo phân loại Sydney cải tiến với tình trạng nhiễm HP. Y học TP. Hồ Chí Minh., 21(3): 142-148.
10. Shah K.D., Jain S.S., Mohite A., et al. (2015). Effect of H. pylori density by histopathology on its complications and eradication therapy. Trop Gastroenterol., 36(2): 101-106.