KẾT QUẢ CAN THIỆP ĐỘNG MẠCH VÀNH QUA DA Ở BỆNH NHÂN TỔN THƯƠNG NHIỀU NHÁNH ĐỘNG MẠCH VÀNH
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá kết quả can thiệp động mạch vành qua da trên bệnh nhân tổn thương nhiều nhánh động mạch vành. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 61 bệnh nhân tổn thương nhiều nhánh động mạch vành có can thiệp mạch vành qua da tại Bệnh viện Đa Khoa Trung Ương Cần Thơ từ năm 2019-2021. Kết quả: Kỹ thuật can thiệp động mạch vành nong bóng kết hợp đặt stent chiếm 95,1%, tất cả đều sử dụng stent phủ thuốc, số stent can thiệp là 2 stent chiếm 45,9%. Tỉ lệ bệnh nhân được tái thông động mạch vành hoàn toàn là 37,7% và thời gian nằm viện từ 1-2 tuần là 57,4%. Thành công về mặt hình ảnh, thủ thuật và lâm sàng lần lượt là 100%, 98,4% và 93,4%. Biến chứng nội viện của can thiệp động mạch vành là tử vong 01 ca (1,6%), máu tụ nơi đường vào 01 ca (1,6%). Biến cố tim mạch chính sau 03 tháng can thiệp động mạch vành là 01 ca tử vong (1,6%). Kết luận: Can thiệp mạch vành qua da ở bệnh nhân tổn thương nhiều nhánh động mạch vành cố tỷ lệ thành công về thủ thuật và lâm sàng cao.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
can thiệp mạch vành qua da, bệnh động mạch vành
Tài liệu tham khảo
2. Nguyễn Duy Khương và Trần Viết An (2020), "Nghiên cứu đánh giá kết quả can thiệp động mạch liên thất trước ở bệnh nhân bệnh động mạch vành tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ", Tạp chí Đại học Y Dược Cần Thơ, số 29/2020, tr.129-134.
3. Trần Văn Triệu (2017), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, tổn thương động mạch vành và kết quả can thiệp động mạch vành qua da ở bệnh nhân đau thắt ngực có đái tháo đường type 2 tại bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ, Luận văn Thạc sĩ Y học, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
4. Trần Mạnh Tuân (2019), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả can thiệp qua da tổn thương nhánh động mạch liên thất trước ở bệnh nhân Hội chứng vành cấp tại Bệnh viện Tim mạch An Giang, Luận văn Chuyên khoa Cấp II, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
5. Viện tim thành phố Hồ Chí Minh (2018), Phác đồ điều trị 2018, NXB Y học.
6. Ganyukov Vladimir, et al (2020), "Randomized Clinical Trial of Surgical vs. Percutaneous vs. Hybrid Revascularization in Multivessel Coronary Artery Disease: Residual Myocardial Ischemia and Clinical Outcomes at One Year Hybrid Coronary Revascularization Versus Stenting or Surgery (HREVS)", Journal of Interventional Cardiology, 2020, pp. 1-11.
7. Kim Min Chul., et al (2020), "Optimal Revascularization Strategy in Non-ST Segment Elevation Myocardial Infarction With Multivessel Coronary Artery Disease: Culprit‐Only Versus One‐Stage Versus Multistage Revascularization", Journal of the American Heart Association, 9(15).
8. Shiyovich A., et al (2020), "Relation of hypoalbuminemia to response to aspirin in patients with stable coronary artery disease", Am J Cardiol, 125, pp.1-16.