PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP CHO NGƯỜI BỆNH NGOẠI TRÚ: NGHIÊN CỨU TẠI BỆNH VIỆN LÊ VĂN THỊNH NĂM 2021

Hoàng Thy Nhạc Vũ1,2,, Trần Anh Duyên 1, Lê Phước Thành Nhân2, Trần Văn Khanh 2, Trần Thị Ngọc Vân3
1 Đại học y dược TPHCM
2 Bệnh viện Lê Văn Thịnh
3 Đại học Y dược TPHCM

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Tăng huyết áp là nguyên nhân hàng đầu gây ra tử vong và các bệnh tim mạch. Lựa chọn thuốc điều trị tăng huyết áp thích hợp theo các hướng dẫn điều trị không chỉ giúp kiểm soát huyết áp tốt mà còn làm giảm chi phí điều trị. Nghiên cứu được thực hiện nhằm phân tích tình hình sử dụng các thuốc điều trị tăng huyết áp cho người bệnh ngoại trú có bảo hiểm y tế (BHYT) tại Bệnh viện Lê Văn Thịnh (BVLVT) năm 2021. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, thông qua việc hồi cứu dữ liệu về danh mục và chi phí sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp cho người bệnh ngoại trú có BHYT tại BVLVT năm 2021. Kết quả: Trong năm 2021, BVLVT sử dụng 169 thuốc điều trị THA cho người bệnh ngoại trú có BHYT, tương ứng với 81 hoạt chất khác nhau, với tổng chi phí là 25,3 tỉ đồng. Có 102 thuốc đơn thành phần, chiếm 60,4% tổng số thuốc sử dụng; và chiếm 57,7% tổng chi phí thuốc. Thuốc dạng phối hợp chiếm 42,3%; hoạt chất có thành phần phối hợp Amlodipin 5mg + Atorvastatin 10mg có nhiều thuốc nhất, và cũng chiếm chi phí sử dụng lớn nhất. Thuốc ức chế men chuyển, thuốc ức chế thụ thể, và thuốc chẹn beta là ba nhóm thuốc chiếm tỉ lệ lớn nhất về số lượng thuốc và chi phí sử dụng. 169 thuốc điều trị THA được sử dụng tại BVLVT có nguồn gốc từ 22 quốc gia khác nhau, trong đó, thuốc được sản xuất tại Việt Nam chiếm 38,5% số lượng thuốc; với chi phí sử dụng là 8,9 tỉ đồng (35,2%). Nhóm biệt dược gốc có 38 thuốc, chiếm 22,5% tổng số thuốc được sử dụng, và chiếm 20,0% chi phí. Kết luận: Các thông tin về tình hình sử dụng thuốc điều trị THA ngoại trú có BHYT thu được từ nghiên cứu giúp BVLVT có căn cứ để đánh giá chất lượng của việc mua sắm và sử dụng thuốc cho người bệnh THA nói riêng và người bênh ngoại trú có BHYT nói chung, từ đó, có thể điều chỉnh về số lượng và chủng loại thuốc khi mua sắm và sử dụng thuốc để đảm bảo phù hợp hơn với nhu cầu thực tế, giúp tối ưu hóa sử dụng ngân sách cho toàn bệnh viện.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế. (2013). Thông tư số 21/2013/TT-BYT Quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng Thuốc và Điều trị trong bệnh viện.
2. Hoàng Thy Nhạc Vũ, Trần Anh Duyên, Lê Phước Thành Nhân, Trần Văn Khanh. (2022). Phân tích tình hình sử dụng thuốc tại Bệnh viện Lê Văn Thịnh năm 2021. Tạp chí Y học Việt Nam, 516(2): 224-228.
3. Hội Tim mạch học Quốc gia Việt Nam. (2018). Khuyến cáo về chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp.
4. Nguyễn Trung Trường, Nguyễn Tuấn Quang, Hồ Cảnh Hậu, Hoàng Văn Thêm, Nguyễn Văn Thuận, Đặng Xuân Sáng. (2014). Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp tại Khoa Tim mạch, Bệnh viện 19-8. Tạp chí Y – Dược học Quân sự, (5-2014): 83-88.
5. Trần Thị Lan Anh, Mai Đức Anh, Lê Thị Thu Hằng. (2022). Thực trạng kê đơn thuốc điều trị tăng huyết áp trong điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 năm 2019. Tạp chí Y học Việt Nam, 514(2): 273-277.
6. Trần Thị Lan Anh, Lê Vân Anh, Hoàng Thị Nguyệt Phương. (2021). Phân tích thực trạng chỉ định thuốc điều trị tăng huyết áp tại khoa Nội Tim mạch Bệnh viện Hữu Nghị Việt-Xô. Tạp chí Y học Việt Nam, 501(1): 207-211.
7. Thái Khoa Bảo Châu, Võ Thị Hồng Phượng. (2016). Nghiên cứu tình hình sử dụng thuốc trong điều trị tăng huyết áp tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế. Tạp chí Y Dược học – Trường Đại học Y Dược Huế, (32): 76-84.
8. World Health Organization. (2021). WHO Model List of Essential Medicines – 22nd list, 2021.
9. World Health Organization. (2021). Hypertension fact sheet, 2021.