HIỆU QUẢ NƯỚC SÚC MIỆNG HMU FLUORINZE 0,05% TRONG DỰ PHÒNG SÂU RĂNG HÀM LỚN THỨ NHẤT VĨNH VIỄN GIAI ĐOẠN SỚM CHO HỌC SINH 7-8 TUỔI Ở HUYỆN THUẬN THÀNH

Vũ Mạnh Tuấn1, Nguyễn Bá Kiên2,, Đinh Xuân Thành3
1 Viện Đào tạo răng hàm mặt Đại học Y Hà Nội
2 Viện đào tạo răng hàm mặt Đại học Y Hà Nội
3 Bệnh viện Hữu Nghị Việt Xô

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả nước súc miệng HMU Fluorinze 0,05% trên tổn thương sâu răng giai vĩnh viễn đoạn sớm (D1,D2) ở răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất của nhóm học sinh 7-8 tuổi. Phương pháp nghiên cứu: là một nghiên cứu can thiệp lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng. Cỡ mẫu cho nghiên cứu là 340 học sinh (7-8 tuổi) khối lớp 2 tại hai trường tiểu học Xuân Lâm và trường tiểu học Trí Qủa, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, mẫu được chọn và phân chia ngẫu nhiên vào 2 nhóm: nhóm can thiệp bằng nước súc miệng HMU Fluorinze 0,05% là 160 học sinh, nhóm đối chứng là 180 học sinh. Cả 2 nhóm đều được hướng dẫn vệ sinh răng miệng, nhóm can thiệp được súc miệng HMU Fluorinze 0,05% mỗi ngày 1 lần và được duy trì trong vòng 3 tháng. Khám đánh giá và ghi nhận sự thay đổi của các tổn thương sâu răng giai đoạn sớm trước và sau can thiệp 03 tháng dựa trên tiêu chuẩn chẩn đoán và ghi nhận sâu răng sớm ICDAS 2, có hỗ trợ của đèn lase huỳnh quang Diagnodent 2190. Kết quả: Tỷ lệ sâu răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất giai đoạn sớm (D1, D2) ở nhóm chứng và nhóm can thiệp lần lượt là 61,1% và 68,8%. Sau can thiệp 3 tháng thì tỷ lệ này ở nhóm chứng là 64,4% và nhóm can thiệp giảm còn 48,1%, sự khác biệt về tỷ lệ sâu răng hàm lớn thứ nhất vĩnh viễn giai đoạn sớm giữa hai nhóm là có ý nghĩa thống kê với p < 0,01). Sau 03 tháng nhóm can thiệp với HMU Fluorinze 0,05%, tỷ lệ sâu răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất giai đoạn sớm (D1,D2) đã giảm 20,7%, chỉ số hiệu quả là 30,1%. Kết luận: Nước súc miệng HMU Fluorinze 0,05% có hiệu quả khá cao trong việc dự phòng  sâu răng vĩnh viễn hàm lớn thứ nhất giai đoạn sớm D1, D2 ở học sinh 7-8 tuổi sau can thiệp 03 tháng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Võ Trương Như Ngọc, ed. Răng trẻ em. 2013, Nhà xuất bản Giáo dục, Việt Nam.
2. Pitts N.B. (2004), “Modern concepts on Caries Measurement”, J Den Res 83,pp. 43-47.
3. International Caries Detection and Assessment System (ICDAS) Coordinating Committee. Criteria Manual - International Caries Detection and Assessement System (ICDAS II). Scotland: Dental Health Services Research Unit; 2005. http://www.icdas.org.
4. WHO (1997). Oral health surveys basis methods, Geneva, pp. 25-28.
5. Twetman S, Petersson L, Axelsson S, et al (2004), “Caries-preventive effect of fluoride toothpaste: a systematic review” Acta Odontol Scand, 61, pp.347-355.
6. WHO (2013), Oral Health Surveys-Basic Methods, 5th Edition.
7. Kobayashi S, Kishi H, Yoshihara A et al (1995), “Treatment and posttreatment effects of fluoride mouthrinsing after 17 years”, J Public Health Dent, 55(4), pp.229-233.