MỐI LIÊN QUAN GIỮA KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH DINH DƯỠNG CỦA BÀ MẸ VỚI TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG CỦA TRẺ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển toàn diện của trẻ em. Suy dinh dưỡng có thể đe dọa tính mạng của trẻ do gây suy yếu hệ miễn dịch và làm cho trẻ dễ bị tử vong vì các bệnh thông thường như tiêu chảy, viêm phổi… Mục tiêu: Đánh giá mối liên quan giữa kiến thức và thực hành dinh dưỡng của bà mẹ với tình trạng dinh dưỡng của trẻ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành trên 250 cặp mẹ và trẻ, với trẻ trong độ tuổi từ 6-24 tháng đến khám tại Phòng khám Dinh dưỡng, Bệnh viện Nhi Trung ương. Kết quả: Nguy cơ suy dinh dưỡng (SDD) ở nhóm trẻ ăn bổ sung (ĂBS) không đúng thời điểm cao gấp 2,08 lần so với nhóm trẻ ăn bổ sung đúng thời điểm, nguy cơ SDD ở nhóm trẻ ăn bổ sung không đúng cao gấp 3,9 lần so với nhóm trẻ ăn đúng (p<0,01). Thời gian mỗi bữa ăn kéo dài trên 30 phút làm tăng nguy cơ SDD lên 4,06 lần. Kết luận: Bà mẹ có kiến thức và thực hành dinh dưỡng tốt giúp trẻ ít có nguy cơ suy dinh dưỡng hơn.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Trẻ em, dinh dưỡng, suy dinh dưỡng, kiến thức.
Tài liệu tham khảo
2. Mai Thị Tâm (2010). Thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ và ăn bổ sung của các bà mẹ có con dưới 2 tuổi, Luận văn thạc sỹ Y học, Hà Nội.
3. Viện Dinh dưỡng, UNICEF (2013). Giám sát điều tra dinh dưỡng 2013, Viện Dinh dưỡng, Hà Nội.
4. Chu Thị Phương Mai (2014). Đánh giá tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố ảnh hưởng đến dinh dưỡng của trẻ từ 6 - 24 tháng tuổi tại phòng khám dinh dưỡng - Bệnh viện Nhi Trung ương, Khóa luận tốt nghiệp bác sỹ y khoa, Trường Đại học Y Hà Nội.
5. Tô Thị Hảo (2011). Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố ảnh hưởng đến trẻ SDD tại phòng khám Dinh dưỡng Bệnh Viện Nhi Trung ương, Luận văn Thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội năm 2007.
6. Tô Thị Huyền (2011). Đánh giá nguy cơ suy dinh dưỡng trên bệnh nhân viêm phổi bằng phương pháp SGA (subjective global assessment) tại khoa Hô Hấp bệnh viện Nhi Trung ương năm 2011-2012, Luận văn thạc sỹ, Đại học Y Hà Nội.
7. Odunaya S.I, Oyewole A.O. (2006). Risk factors for malnutrition among rural Nigerian children. Asia Pac J Clin Nutr - Pu, 15(4),491.
8. Casapia M., Joseph S.A, Nunez C, Rahme E, Gyorkos J.W. (2007). Paratise and malternal risk factors for malnutrition in preschool - age children in Belen, perusing the new WHO Child Growth Standards. BrJ, 2007 Dec, 98 (6), 1259.