KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM RÒ DỊCH NÃO TỦY QUA MŨI TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY TỪ NĂM 2017 ĐẾN NĂM 2022

Ngô Văn Công1,, Nguyễn Tất Cường2
1 Bệnh viện Chợ Rẫy
2 Đại học y dược TPHCM

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Rò dịch não tủy qua mũi là một tình trạng trong đó có sự thông thương giữa dịch não tủy trong khoang nội sọ với hốc mũi. Về nguyên nhân, rò dịch não tủy thường được chia thành nguyên nhân không chấn thương và nguyên nhân chấn thương. Nguyên nhân chấn thương thường gặp hơn và có thể gây ra bởi điều trị (thứ phát sau phẫu thuật sàn sọ trước và phẫu thuật nội soi mũi xoang). Những bệnh nhân rò dịch não tủy qua mũi có nguy cơ viêm màng não và các biến chứng nội sọ khác do sự xâm nhập của vi khuẩn từ hốc mũi. Mặc dù có những tiến bộ về nội khoa, các biến chứng này vẫn đe dọa tính mạng người bệnh, do đó cần chẩn đoán sớm, xác định chính xác vị trí rò và can thiệp kịp thời để giảm tử suất. Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân rò dịch não tủy qua mũi. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hồi cứu hàng loạt ca. Nghiên cứu được tiến hành tại bệnh viện Chợ Rẫy từ năm 2021 đến năm 2022. Nghiên cứu bao gồm 84 bệnh nhân được chẩn đoán rò dịch não tủy qua mũi. Kết quả: Nguyên nhân thường gặp nhất gây ra rò dịch não tủy qua mũi là chấn thương đầu (82,2%), các nguyên nhân khác có thể là tổn thương gây ra trong phẫu thuật (13,1%) và rò dịch não tủy tự phát (4,8%). Phần lớn bệnh nhân là nam giới (83,3%). Các triệu chứng thường gặp là chảy dịch mũi trong một hay hai bên, đau đầu (42,9%), sốt (19,0%). Tỉ lệ biến chứng viêm màng não mủ là 13,1%. Chụp cắt lớp vi tính được chỉ định ở tất cả các bệnh nhân, cho thấy dấu hiệu tụ khí nội sọ (76,4%), mất liên tục xương sàn sọ (62,5%), mức khí dịch trong các xoang cạnh mũi (40,3%),  khối thoát vị não-màng não (2,8%). Kết luận: Rò dịch não tủy qua mũi có thể gây ra bởi chấn thương hoặc không do chấn thương. Ngoài triệu chứng chảy dịch mũi trong, có thể có các triệu chứng khác đi kèm. Rò dịch não tủy qua mũi có thể dẫn tới biến chứng viêm màng não, đe dọa tính mạng bệnh nhân.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Friedman JA EM, Quast LM. Post-traumatic cerebrospinal fluid leakage. World J Surg. 2001;(25):1062–6.
2. May M, Levine HL, Mester SJ, Schaitkin B. Complications of endoscopic sinus surgery: analysis of 2108 patients--incidence and prevention. The Laryngoscope. Sep 1994; 104(9):1080-3. doi:10.1288/00005537-199409000-00006
3. Ramakrishnan VR, Kingdom TT, Nayak JV, Hwang PH, Orlandi RR. Nationwide incidence of major complications in endoscopic sinus surgery. International forum of allergy & rhinology. Jan-Feb 2012;2(1):34-9. doi:10.1002/alr.20101
4. Karnezis TT, Baker AB, Soler ZM, et al. Factors impacting cerebrospinal fluid leak rates in endoscopic sellar surgery. International forum of allergy & rhinology. Nov 2016;6(11):1117-1125. doi:10.1002/alr.21783
5. P.W. Flint BHH, V.J. Lund, et al. Cerebrospinal Fluid Rhinorrhea. Cummings Otolaryngology: Head and Neck Surgery. 7th ed. Elsevier; 2020.
6. Daudia A, Biswas D, Jones NS. Risk of meningitis with cerebrospinal fluid rhinorrhea. The Annals of otology, rhinology, and laryngology. Dec 2007;116(12):902-5. doi:10.1177/000348940711601206
7. Loew F, Pertuiset B, Chaumier EE, Jaksche H. Traumatic, spontaneous and postoperative CSF rhinorrhea. Advances and technical standards in neurosurgery. 1984;11:169-207. doi:10.1007/978-3-7091-7015-1_6
8. Zlab MK, Moore GF, Daly DT, Yonkers AJ. Cerebrospinal fluid rhinorrhea: a review of the literature. Ear, nose, & throat journal. Jul 1992;71(7):314-7.
9. Banks CA, Palmer JN, Chiu AG, O'Malley BW, Jr., Woodworth BA, Kennedy DW. Endoscopic closure of CSF rhinorrhea: 193 cases over 21 years. Otolaryngology--head and neck surgery : official journal of American Academy of Otolaryngology-Head and Neck Surgery. Jun 2009; 140(6):826-33. doi:10.1016/ j.otohns.2008.12.060
10.Yilmazlar S, Arslan E, Kocaeli H, et al. Cerebrospinal fluid leakage complicating skull base fractures: analysis of 81 cases. Neurosurgical review. Jan 2006;29(1):64-71. doi:10.1007/s10143-005-0396-3
11.Schoentgen C, Henaux PL, Godey B, Jegoux F. Management of post-traumatic cerebrospinal fluid (CSF) leak of anterior skull base: 10 years experience. Acta oto-laryngologica. Sep 2013;133(9):944-50. doi:10.3109/00016489.2013.793821
12.Oakley GM, Alt JA, Schlosser RJ, Harvey RJ, Orlandi RR. Diagnosis of cerebrospinal fluid rhinorrhea: an evidence-based review with recommendations. International forum of allergy & rhinology. Jan 2016;6(1):8-16. doi:10.1002/alr.21637