CHI PHÍ - HIỆU QUẢ CỦA CÁC LIỆU PHÁP NỘI TIẾT TRONG ĐIỀU TRỊ UNG THƯ VÚ: NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN HỆ THỐNG

Hoàng Thy Nhạc Vũ1,, Lê Thị Như Quỳnh2, Nguyễn Đỗ Hồng Nhung1, Trần Thị Ngọc Vân2
1 Đại học Y dược TPHCM
2 Đại học y dược TPHCM

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Liệu pháp nội tiết (LPNT) là một phương pháp điều trị mới cho bệnh ung thư vú (UTV), giúp làm chậm hoặc ngừng quá trình phát triển các khối u nhạy cảm với hormone bằng cách ngăn chặn khả năng sản xuất hormone của cơ thể hoặc can thiệp vào tác động của hormone lên tế bào UTV. Mục tiêu: Nghiên cứu thực hiện nhằm tổng quan hệ thống kết quả các phân tích chi phí-hiệu quả của LPNT trong điều trị UTV, tạo căn cứ cho nhà hoạch định chính sách trong việc ra quyết định lựa chọn điều trị phù hợp. Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tổng quan hệ thống, thực hiện thông qua việc tìm kiếm tài liệu được công bố trong giai đoạn 2015-2022 trên cơ sở dữ liệu Pubmed, SpringerLink, HINARI, ProQuest. Các nghiên cứu sẽ được hệ thống hóa theo kết quả liên quan đến đánh giá chi phí-hiệu quả của các thuốc. Kết quả: Trong 21 nghiên cứu được chọn lọc, có 11 nghiên cứu (52,5%) phân tích chi phí-hiệu quả của liệu pháp nội tiết kết hợp và 10 nghiên cứu phân tích chi phí-hiệu quả của liệu pháp nội tiết đơn thuần. có 52,5% nghiên cứu thực hiện trên đối tượng là phụ nữ hậu mãn kinh, bị UTV giai đoạn di căn/ tiến triển, và có yếu tố tiên lượng HR+/HER2−. Nghiên cứu được thực hiện tại Hoa Kỳ và Châu Âu chiếm tỷ lệ 38,2%, và thực hiện trên quan điểm của bên cung cấp dịch vụ. Kết quả tổng quan ghi nhận việc lựa chọn LPNT đơn thuần là đạt chi phí-hiệu quả, và lựa chọn các LPNT kết hợp là không đạt chi phí-hiệu quả so với các thuốc so sánh. Kết luận: Chi phí điều trị UTV với LPNT khá cao, trở thành gánh nặng kinh tế không chỉ cho người bệnh, mà còn cho xã hội. Cần có những chính sách hỗ trợ tài chính để người bệnh có thể tăng khả năng tiếp cận liệu pháp tối ưu, phù hợp trong điều trị UTV.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. World Health Organization (2021). Cancer. Available from: https://www.who.int/health-topics/cancer.
2. Tuyen D Q, Dung T V (2019). Breast Self-Examination: Knowledge and Practice Among Female Textile Workers in Vietnam. Cancer Control, 26(1).
3. Van Minh H, Van Thuan T, Shu X O (2019). Scientific Evidence for Cancer Control in Vietnam. Cancer Control, 26 (1), pp. 1073274819866450.
4. American Cancer Society (2019). Breast cancer facts & figures 2019-2020. Available from: https://www.cancer.org/content/dam/cancer-org/research/cancer-facts-and-statistics/breast-cancer-facts-and-figures/breast-cancer-facts-and-figures-2019-2020.pdf.
5. Bộ Y tế (2020). Ban hành tài liệu chuyên môn “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị ung thư vú. Quyết định 3128/QĐ-BYT ngày 17 tháng 07 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế, Hà Nội.
6. Lertjanyakun V, Chaiyakunapruk N, Kunisawa S, et al. (2018). Cost-Effectiveness of Second-Line Endocrine Therapies in Postmenopausal Women with Hormone Receptor-positive and Human Epidermal Growth Factor Receptor 2-negative Metastatic Breast Cancer in Japan. Pharmacoeconomics, 36 (9), p. 1113-1124.
7. Matter-Walstra K, Ruhstaller T, Klingbiel D, et al. (2016). Palbociclib as a first-line treatment in oestrogen receptor-positive, HER2-negative, advanced breast cancer not cost-effective with current pricing: a health economic analysis of the Swiss Group for Clinical Cancer Research (SAKK). Breast Cancer Res Treat, 158 (1), p. 51-57.
8. Xie J, Hao Y, Zhou Z Y, et al. (2015). Economic Evaluations of Everolimus Versus Other Hormonal Therapies in the Treatment of HR+/HER2- Advanced Breast Cancer From a US Payer Perspective. Clin Breast Cancer, 15 (5), p. e263-276.
9. Zeeshan Butt S F H, Shumaila A, Muhammad RK, et al. (2012). Breast cancer risk factors: a comparison between pre-menopausal and post-menopausal women. Journal Of Pakistan Medical Association, 62 (2), p. e120.
10. Zhang J, Huang Y, Wang C, et al. (2017). Efficacy and safety of endocrine monotherapy as first-line treatment for hormone-sensitive advanced breast cancer: A network meta-analysis. Medicine (Baltimore), 96 (33), pp. e7846.