MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG BỆNH NHÂN LUPUS BAN ĐỎ HỆ THỐNG CÓ TỔN THƯƠNG THẬN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ

Dương Thu Hiền1,2,, Hoàng Thị Lâm3, Bùi Văn Dân 1,4
1 Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ
3 Bệnh viện Đại học y dược TPHCM
4 Bệnh viện E

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm mô tả một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống có tổn thương thận, từ đó tìm ra mối liên quan để có thể góp phần chẩn đoán, tiên lượng bệnh nhân. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành trên 101 bệnh nhân SLE có tổn thương thận điều trị tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ từ tháng 8 năm 2021 đến tháng 5 năm 2022. Kết quả: Tỉ lệ nữ chiếm đa số (93%). Tuổi trung bình là 39.8±14.1 (min 20, max 70). Hội chứng thận hư chiếm 13.9%, bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối phải chạy thận nhân tạo là 3.0%. Có 35.6% bệnh nhân biểu hiện tổn thương huyết học. 23.8% bệnh nhân có tăng huyết áp. Các bệnh nhân đang có tổn thương thận thì có nồng độ ure, creatinine, acid uric, CRP cao hơn có ý nghĩa thống kê so với các bệnh nhân tổn thương thận ổn định. Lượng protein niệu 24h có mối tương quan nghịch biến với các chỉ số albumin, protein toàn phần và sắt huyết thanh và tương quan đồng biến với cholesterol toàn phần. Mức lọc cầu thận tương quan nghịch biến với các chỉ số nồng độ hemoglobin, acid uric, cholesterol toàn phần huyết thanh. Kết luận: Tổn thương thận là rất thường gặp ở bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống, bệnh nhân cần được thăm khám đầy đủ và thường xuyên để phát hiện sớm các biểu hiện tổn thương cơ quan và rối loạn huyết học, sinh hóa, miễn dịch để có hướng điều trị phù hợp.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nghiêm Trung Dũng. Nghiên cứu đánh giá mức độ hoạt động, tổn thương mô bệnh học và tính đa hình thái gen STAT4, IRF5, CDKN1A trong viêm thận lupus. Luận án tiến sĩ y học chuyên ngành Nội Thận - Tiết niệu Trường Đại học Y Hà Nội. 2018
2. Nguyễn Quang Huy. Khảo sát một số yếu tố miễn dịch và tìm hiểu một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân viêm thận lupus. Luận văn Thạc sĩ y học chuyên ngành Nội khoa - Trường Đại học Y Hà Nội. 2021
3. Phan Thị Hồng Nhung. Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và phân loại các biểu hiện thận ở bệnh nhân viêm thận lupus. Luận văn Thạc sĩ y học chuyên ngành Nội khoa - Trường Đại học Y Hà Nội. 2019.
4. Anders HJ, Saxena R, Zhao MH, Parodis I, Salmon JE, Mohan C. Lupus nephritis. Nat Rev Dis Primers. 2020;6(1):7.
5. Carney EF. Lupus nephritis: Cholesterol accumulation in DCs promotes autoimmunity. Nat Rev Nephrol. 2017;13(7):383.Fu SM, Sung S-SJ, Wang H, Gaskin F. Dubois' Lupus Erythematosus and Related Syndromes. 2019;Chapter 20(Pathogenesis of Lupus Nephritis):269-293.
6. Kronbichler A, Brezina B, Gauckler P, Quintana LF, Jayne DRW. Refractory lupus nephritis: When, why and how to treat. Autoimmun Rev. 2019;18(5):510-518.
7. Yang Z, Liang Y, Xi W, Zhu Y, Li C, Zhong R. Association of serum uric acid with lupus nephritis in systemic lupus erythematosus. Rheumatology international. 2011;31(6):743-748.