KẾT QUẢ KIỂM SOÁT NỒNG ĐỘ ACID URIC MÁU Ở BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP NGUYÊN PHÁT BẰNG FEBUXOSTAT

Trần Kim Sơn1,, Ngô Hoàng Toàn2, Huỳnh Thanh Bình 2, Võ Tấn Cường3
1 Đại học y dược Cần Thơ
2 Đại học Y dược Cần Thơ
3 Bệnh viện trường Đại học Y dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả kiểm soát nồng độ acid uric máu bằng Febuxostat trên bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 32 bệnh nhân tăng acid uric máu ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2020-2021. Kết quả: Sau 8 tuần điều trị bằng febuxostat 40mg, acid uric máu giảm từ 528,5µmol/L trước điều trị xuống 302,5µmol/L. Sau điều trị 8 tuần dù với liều 40mg hay 80mg của febuxostat đều làm giảm acid uric máu có ý nghĩa thống kê và tỷ lệ đạt mục tiêu điều trị tăng từ 67,6% ở tuần thứ 4 lên 97,1% ở tuần thứ 8, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p=0,002). Kết luận: Febuxostat giúp kiểm soát tốt nồng độ acid uric máu ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Hội Tim mạch học Việt Nam (2018), "Khuyến cáo và chẩn đoán và điều trị Tăng huyết áp", tr. 1-20.
2. Bộ Y Tế (2017), "Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh tim mạch, Nhà xuất bản Y học", tr. 218-241.
3. Lê Thị Xuân Thảo (2018), "Mối liên quan giữa acid uric huyết thanh và bệnh tăng huyết áp nguyên phát ở bệnh nhân trên 40 tuổi", Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 242-247.
4. Y. B. Cheng và Y. Li (2018), "Hyperuricemia: Does It Matter for the Progression From Prehypertension to Hypertension?", Hypertension. 71(1), tr. 66-67.
5. Borghi Claudio (2019), "Serum uric acid, Blood Pressure and Hypertension", Manual of Hypertension of the European Society of Hypertension Third Edition", CRC Press, tr. 155-161.
6. Arrigo F.G. Cicero, Federica Piani (2021), "Uric acid and hypertension: Prognostic Role and Guide for Treatment", Clinical Medicine, tr. 448.
7. F. Piani và A. F. G. Cicero (2021), "Uric Acid and Hypertension: Prognostic Role and Guide for Treatment". 10(3).
8. Lê Tự Phương Thúy (2018), "Khảo sát mối tương quan giữa nồng độ acid uric và tổn thương cơ quan đích trên bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát", Y học Thành phố Hồ Chí Minh,".
9. J. Yu và các cộng sự. (2021), "Asymptomatic Hyperuricemia and Metabolically Unhealthy Obesity: A Cross-Sectional Analysis in the Tianning Cohort", Diabetes Metab Syndr Obes. 14, tr. 1367-1374.