KHẢO SÁT CHỨC NĂNG TUYẾN GIÁP SAU PHẪU THUẬT CẮT BÁN PHẦN TUYẾN GIÁP
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu nghiên cứu: 1. Khảo sát chức năng tuyến giáp sau phẫu thuật cắt bán phần tuyến giáp. 2. Nhận xét một số yếu tố liên quan đến suy giáp sau phẫu thuật cắt bán phần tuyến giáp. Đối tượng nghiên cứu: Bệnh nhân đã phẫu thuật cắt bán phần tuyến giáp và khám tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ tháng 2/2022 đến tháng 9/2022. Bệnh nhân có kết quả giải phẫu bệnh sau phẫu thuật, được làm xét nghiệm đánh giá chức năng tuyến giáp và Anti TPO. Phương pháp: Mô tả cắt ngang, tiến cứu. Kết quả: 199 bệnh nhân được đưa vào nghiên cứu trong đó 87% là nữ giới, tuổi trung bình: 44,1 ± 12,53 (17-91). Tất cả bệnh nhân có chức năng tuyến giáp bình thường trước phẫu thuật. Sau phẫu thuật cắt bán phần tuyến giáp ít nhất 8 tuần tỉ lệ cường giáp, bình giáp, suy giáp lần lượt là 1,5%, 69,35% , 29,15% (20,1% suy giáp rõ và suy giáp có triệu chứng; 9,04% suy giáp cận lâm sàng) với thời gian theo dõi trung bình 16,59 ± 14,77 (2-86) tháng. Liều levothyroxine bổ sung trung bình là 0,91 ± 0,4 microg/kg. TSH trước phẫu thuật (1,55 ± 0,81 vs 2,87 ± 0,85; P < 0,05); Anti TPO sau phẫu thuật (20,11 ± 33,44 vs 46,65 ± 95,82; P < 0,05); thể tích tuyến giáp bảo tồn (10,02 ± 4,41 vs 7,31 ± 4,19; p < 0,05) là những yếu tố liên quan đến suy giáp sau phẫu thuật. Tuổi, giới, thời gian theo dõi sau phẫu thuật, FT4 trước phẫu thuật, chẩn đoán trước phẫu thuật, biến chứng phẫu thuật, kết quả giải phẫu bệnh và phương pháp phẫu thuật không liên quan đến suy giáp sau phẫu thuật. Kết luận: Tỉ lệ cường giáp, bình giáp, suy giáp sau phẫu thuật cắt bán phần tuyến giáp lần lượt là 1,5%, 69,35% , 29,15%. Nồng độ TSH trước phẫu thuật; nồng độ Anti TPO sau phẫu thuật; thể tích tuyến giáp bảo tồn là những yếu tố liên quan đến suy giáp sau phẫu thuật cắt bán phần tuyến giáp.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
chức năng tuyến giáp, phẫu thuật cắt bán phần tuyến giáp, suy giáp, thyroid-stimulating hormone, thyroperoxidase antibody.
Tài liệu tham khảo
2. Nga VB. Bệnh lý tuyến giáp trong thực hành lâm sàng. Nhà xuất bản y học; 2022.
3. Nga VB, Quỳnh ĐN. Nhận xét đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân suy giáp tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Luận văn thạc sỹ y học. 2020;
4. Cao Z, Liu R, Wu M, Xu X, Liu Z. Risk factors for thyroid hormone replacement therapy after hemithyroidectomy and development of a predictive nomogram. Endocrine. Apr 2022;76(1):85-94. doi:10.1007/s12020-021-02971-z
5. Ross DS, Burch HB, Cooper DS, et al. 2016 American Thyroid Association Guidelines for Diagnosis and Management of Hyperthyroidism and Other Causes of Thyrotoxicosis. Thyroid. Oct 2016;26(10):1343-1421. doi:10.1089/thy.2016.0229
6. Azizi F, Abdi H, Cheraghi L, Amouzegar A. Treatment of Subclinical Hyperthyroidism in the Elderly: Comparison of Radioiodine and Long-Term Methimazole Treatment. Thyroid. Apr 2021;31(4):545-551. doi:10.1089/thy.2020.0433
7. Garber JR, Cobin RH, Gharib H, et al. Clinical practice guidelines for hypothyroidism in adults: cosponsored by the American Association of Clinical Endocrinologists and the American Thyroid Association. Endocr Pract. Nov-Dec 2012;18(6):988-1028. doi:10.4158/EP12280.GL
8. Garber JR, Cobin RH, Gharib H, et al. Clinical practice guidelines for hypothyroidism in adults: cosponsored by the American Association of Clinical Endocrinologists and the American Thyroid Association. Thyroid. Dec 2012;22(12):1200-35. doi:10.1089/thy.2012.0205
9. Verloop H, Louwerens M, Schoones JW, Kievit J, Smit JW. Risk of hypothyroidism following hemithyroidectomy: systematic review and meta-analysis of prognostic studies. J Clin Endocrinol Metab. Jul 2012;97(7):2243-55. doi:10.1210/jc.2012-1063
10. Miller FR, Paulson D, Prihoda TJ, Otto RA. Risk Factors for the Development of Hypothyroidism After Hemithyroidectomy. Archives of Otolaryngology–Head & Neck Surgery. 2006;132(1):36-38. doi:10.1001/archotol.132.1.36