SARCOPENIA Ở NGƯỜI BỆNH CAO TUỔI CÓ SUY TIM MẠN TÍNH

Nguyễn Bá Huỳnh 1,, Nguyễn Thị Thu Hương1,2, Nguyễn Ngọc Tâm 1,2, Trần Viết Lực 1,2, Nguyễn Trung Anh 1,2
1 Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện lão khoa trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: xác định tỉ lệ và tìm hiểu một số yếu tố liên quan với sarcopenia ở người bệnh cao tuổi có suy tim mạn tính. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 59 người bệnh ≥ 60 tuổi có suy tim mạn tính khám và điều trị tại bệnh viện Lão khoa Trung ương. Đối tượng nghiên cứu được đo khối lượng cơ xương bằng phân tích trở kháng điện sinh học (BIA, máy Inbody 770) và được chẩn đoán sarcopenia dựa vào tiêu chuẩn của Hiệp hội Sarcopenia Châu Á. Kết quả: tỉ lệ nữ là 54,2%; tuổi trung bình là 77,3 ± 8,0 (năm). Tỉ lệ sarcopenia là 52,5% (trong đó tỉ lệ sarcopenia nặng là 27,1%). Tỉ lệ sarcopenia có liên quan đến tuổi cao, chỉ số khối cơ thể thấp; không có mối liên quan có ý nghĩa thống kê phân suất tống máu thất trái và phân độ suy tim theo NYHA với sarcopenia. Kết luận: Cứ 2 người bệnh suy tim cao tuổi có ít nhất một người được chẩn đoán sarcopenia. Sarcopenia có liên quan đến tuổi cao, chỉ số khối cơ thể thấp.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Chen L.-K., Woo J., Assantachai P., et al. (2020). Asian Working Group for Sarcopenia: 2019 Consensus Update on Sarcopenia Diagnosis and Treatment. J Am Med Dir Assoc, 21(3), 300-307.e2.
2. Shafiee G., Keshtkar A., Soltani A., et al. (2017). Prevalence of sarcopenia in the world: a systematic review and meta- analysis of general population studies. J Diabetes Metab Disord, 16, 21.
3. Nguyen T.N., Nguyen A.T., Khuong L.Q., et al. (2020). Reliability and Validity of SARC-F Questionnaire to Assess Sarcopenia Among Vietnamese Geriatric Patients. Clin Interv Aging, 15, 879–886.
4. Go A.S., Mozaffarian D., Roger V.L., et al. (2013). Heart Disease and Stroke Statistics—2013 Update. Circulation, 127(1), e6–e245.
5. Ponikowski P., Voors A.A., Anker S.D., et al. (2016). 2016 ESC Guidelines for the diagnosis and treatment of acute and chronic heart failure: The Task Force for the diagnosis and treatment of acute and chronic heart failure of the European Society of Cardiology (ESC)Developed with the special contribution of the Heart Failure Association (HFA) of the ESC. Eur Heart J, 37(27), 2129–2200.
6. Carbone S., Billingsley H.E., Rodriguez-Miguelez P., et al. (2020). Lean Mass Abnormalities in Heart Failure: The Role of Sarcopenia, Sarcopenic Obesity, and Cachexia. Current Problems in Cardiology, 45(11), 100417.
7. Zhang Y., Zhang J., Ni W., et al. (2021). Sarcopenia in heart failure: a systematic review and meta‐analysis. ESC Heart Fail, 8(2), 1007–1017.
8. Department of Physical Therapy, Human Health Sciences, Graduate School of Medicine, Kyoto University, Kyoto, Japan, Nozaki Y., Yamaji M., et al. (2019). Sarcopenia Predicts Adverse Outcomes in an Elderly Outpatient Population with New York Heart Association Class II–IV Heart Failure: A Prospective Cohort Study. Aging Med Healthc, 10(2), 53–61.
9. Hồng, NM (2021). Sarcopenia và một số yếu tố liên quan trên bệnh nhân tăng huyết áp cao tuổi. Tạp chí Y học Việt Nam. Tập 509, số 2
10. Hoàng, N. T. (2021). Prevalence of sarcopenia in osteoporosis patients. Vietnam Journal of Physiology, 25(3), 51-35.