MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TỚI CHỨC NĂNG HOẠT ĐỘNG HÀNG NGÀY Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG CAO TUỔI

Trung Anh Nguyễn 1,2,, Ngọc Tâm Nguyễn 1,2, Thị Thanh Huyền Vũ 1,2
1 Bệnh viện Lão khoa Trung ương
2 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Cơ sở nghiên cứu: suy giảm chức năng hoạt động hàng ngày là một vấn đề thường gặp và gây ra nhiều gánh nặng cho bệnh nhân đái tháo đường cao tuổi. Mục tiêu: tìm hiểu một số yếu tố liên quan tới chức năng hoạt động hàng ngày ở bệnh nhân đái tháo đường cao tuổi. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang thực hiện trên người bệnh đái tháo đường tử 60 tuổi trở lên tại Bệnh viên Lão khoa Trung ương, trong thời gian 10 tháng. Chức năng hoạt động hàng ngày được đánh giá bằng thang điểm đánh giá hoạt động hàng ngày (Activity Dailly Living – ADL), hoạt động hàng ngày có sử dụng phương tiện (Instrument Activity Dailly Living – IADL). Các yếu tố liên quan được nghiên cứu bao gồm các đặc điểm xã hội học, các đặc điểm lão khoa và các đặc điểm liên quan tới bệnh đái tháo đường. Kết quả: Nghiên cứu được thực hiện trên 354 người bệnh đái tháo đường cao tuổi. Các yếu tố liên quan tới suy giảm chức năng hoạt động hàng ngày ADL bao gồm tuổi cao, ở nông thôn, trình độ học vấn thấp, trầm cảm, tiền sử ngã, suy dinh dưỡng, mức độ hoạt động thể lực thấp, không kiểm soát được glucose máu. Các yếu tố liên quan tới gia tăng nguy cơ suy giảm chức năng hoạt động hàng ngày có sử dụng dụng cụ IADL là tuổi cao, trình độ học vấn thấp, trầm cảm, tiền sử ngã, yếu tố nguy cơ ngã cao, suy dinh dưỡng, mức độ hoạt động thể lực thấp, tăng huyết áp, không kiểm soát được glucose máu. Kết luận: Cần có kế hoạch đánh giá toàn diện cho đối tượng này giúp kiểm soát và giảm thiểu nguy cơ xuất hiện sự suy giảm chức năng hoạt động hàng ngày. 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. International Diabetes Federation (IDF), truy cập ngày 21st June 2017, tại trang web http:// www. Diabetessatlas.org/ content /what- is-diabetes
2. Gregg EW và các cộng sự. (2000), "Diabetes and physical disability among older U.S. adults", Diabetes Care. 23(9), tr. 1272-7.
3. Gregg EW và các cộng sự. (2000), "Diabetes and physical disability among older U.S. adults", Diabetes Care. 23(9), tr. 1272-7
4. Harris MI và các cộng sự. (1998), "Prevalence of diabetes, impaired fasting glucose, and impaired glucose tolerance in U.S. adults. The Third National Health and Nutrition Examination Survey, 1988-1994", Diabetes Care. 21(4), tr. 518-24
5. Lê Anh Tú (2015), Đánh giá lão khoa toàn diện ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 cao tuổi tại Bệnh viện Lão khoa Trung Ương, Luận văn thạc sỹ y học, Đại học Y Hà Nội
6. Araki A và Ito H (2009), "Diabetes mellitus and geriatric syndromes", Geriatr Gerontol Int. 9(2), tr. 105-14.
7. Petrofsky JS và các cộng sự. (2006), "Correlation between gait and balance in people with and without Type 2 diabetes in normal and subdued light", Med Sci Monit. 12(CR273-CR281.)
8. Harris MI và các cộng sự. (1998), "Prevalence of diabetes, impaired fasting glucose, and impaired glucose tolerance in U.S. adults. The Third National Health and Nutrition Examination Survey, 1988-1994", Diabetes Care. 21(4), tr. 518-24.