TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ỨNG DỤNG OURHEALTH TRONG QUẢN LÝ, CHĂM SÓC SỨC KHỎE CÁN BỘ CÔNG TY CÔNG NGHỆ CAO VIETTEL TỪ THÁNG 8 – 11/2021

Nguyễn Thị Ngọc 1, Lê Ngọc Hà 1,2, Phạm Thị Ngọc Bích 1,2, Hồ Thị Kim Thanh 1,2,, Phạm Lê Tuấn 3
1 Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
3 Bộ Y tế

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu mô tả cắt ngang nhằm mô tả thực trạng sử dụng ứng dụng Ourhealth trong quản lý và chăm sóc sức khỏe cho cán bộ công nhân viên của Tổng công ty Công nghiệp Công nghệ cao Viettel từ tháng 8 đến tháng 11 năm 2021. Trong khoảng thời gian nghiên cứu 111 đối tượng tham gia có tổng 247 lần tương tác trên ứng dụng, chủ yếu thông qua hình thức gọi và nhắn tin trực tiếp với bác sĩ. Nhóm đối tượng có bệnh mạn tính có trung bình số lần tương tác trên ứng dụng cao hơn nhóm khỏe mạnh và nhóm có yếu tố nguy cơ. Có sự thay đổi đáng kể trong quyết định thay đổi kế hoạch khám bệnh sau khi có sự hỗ trợ của bác sĩ qua ứng dụng. Trước khi liên hệ bác sĩ, hơn một nửa số lần đối tượng dự định tự điều trị ngoại trú, còn lại dự định khám cấp cứu và khám tại khoa khám bệnh. Sau khi liên hệ bác sĩ, số lần dự định điều trị ngoại trú và khám tại khoa khám bệnh tăng, số lần dự định khám cấp cứu của các đối tượng nghiên cứu giảm. Sự thay đổi nhận thức, hành vi có ý nghĩa quan trọng trong việc thay đổi mô hình bệnh tật trong hệ thống y tế và đặc biệt trong thời gian dịch bệnh góp phần thay đổi phương thức tiếp cận người bệnh, tiếp cận từ xa là một xu thế tất yếu trong thời kì mới

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Trung QH. Y học từ xa - xu hướng mới y học hiện đại. Vietnam Journal of Diabetes and Endocrinology. 2021;(47):125-131. doi:10.47122/vjde.2021.47.17
2. Hjelm NM. Benefits and drawbacks of telemedicine. J Telemed Telecare. 2005;11(2):60-70. doi:10.1258/1357633053499886
3. Bộ Y tế. Niên giám thống kê Y tế năm 2018.
4. Hoàng TNV. Đặc điểm mô hình bệnh tật của Bệnh viện Phú Nhuận Thành Phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2012 – 2016. Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh. 2019;23(2).
5. Daniels B, Greenwald P, Hsu H, et al. 284 Using Community Tele-Paramedicine to Reduce Unnecessary Emergency Department Visits and 30-Day Readmissions Among High-Risk Patients With Heart Failure. Annals of Emergency Medicine. 2019;74(4):S112-S113. doi:10.1016/ j.annemergmed.2019.08.242
6. Uscher-Pines L, Pines J, Kellermann A, Gillen E, Mehrotra A. Emergency department visits for nonurgent conditions: systematic literature review. Am J Manag Care. 2013; 19(1):47-59.
7. Bộ Y tế. Nghiên cứu thực trạng quá tải, dưới tải của hệ thống bệnh viện các tuyến và đề xuất giải pháp khắc phục. Viện Chiến lược và Chính sách Y tế. http://www.hspi.org.vn/vcl/Nghien-cuu-thuc-trang-qua-tai-duoi-tai-cua--he-thong-benh-vien-cac-tuyen-va-de-xuat-giai--phap-khac-phuc
8. Kraaijvanger N, Rijpsma D, van Leeuwen H, Edwards M. Self-referrals in the emergency department: reasons why patients attend the emergency department without consulting a general practitioner first—a questionnaire study. Int J Emerg Med. 2015;8(1):46. doi:10.1186/s12245-015-0096-x