VAI TRÒ CỦA TĨNH MẠCH CHỦ DƯỚI TRÊN SIÊU ÂM TRONG ĐÁNH GIÁ ĐÁP ỨNG BÙ DỊCH Ở BỆNH NHÂN SỐC NHIỄM KHUẨN
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Trên bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn, việc theo dõi huyết động là một vấn đề rất cần thiết trong chiến lược điều trị và theo dõi người bệnh. Ngày nay, siêu âm khảo sát tĩnh mạch chủ dưới đã được chứng minh có nhiều ưu điểm trong đánh giá đáp ứng nghiệm pháp bù dịch. Phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, cắt ngang phân tích thực hiện tại Khoa Cấp cứu Bệnh viện Đại học Y Dược, từ tháng 07/2020 đến 12/2021. Nghiệm pháp bù dịch nhanh được thực hiện theo phác đồ điều trị nhiễm khuẩn huyết 2016. Bệnh nhân được xem như có đáp ứng với bù dịch nếu thể tích nhát bóp tăng ≥15% sau bù dịch. Siêu âm đo đường kính tĩnh mạch chủ dưới trước và sau khi làm nghiệm pháp bù dịch nhanh. Kết quả: 96 bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn, được hỗ trợ thở máy áp lực dương trong thời gian từ 07/2020 đến 12/2021 được đưa vào nghiên cứu. Có 38 bệnh nhân đáp ứng bù dịch (39,6%). Nghiên cứu đưa ra kết luận sự biến đổi đường kính tĩnh mạch chủ dưới theo chu kỳ hô hấp có giá trị phân tách tốt trong chẩn đoán đáp ứng bù dịch với AUC là 0,91, khoảng tin cậy 95% từ 0,85 đến 0,98, IVC-CI trên 40% có giá trị chẩn đoán đáp ứng bù dịch với độ nhạy 92,1% độ đặc hiệu 79,3%, giá trị tiên đoán dương tính 66%, giá trị tiên đoán âm tính 93%. Kết luận: Có thể sử dụng chỉ số tĩnh mạch chủ dưới trên siêu âm trong đánh giá đáp ứng bù dịch ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Sốc nhiễm khuẩn, đáp ứng với bù dịch, tĩnh mạch chủ dưới, siêu âm
Tài liệu tham khảo
2. Al-Khafaji A H. (2017), “Multiple organ dysfunction syndrome in sepsis”. http:// emedicine.medscape.com/article/169640-overview
3. Lê Văn Tuấn, Nguyễn Anh Vũ (2018), “Nghiên cứu đường kính tĩnh mạch chủ dưới trên siêu âm và áp lực tĩnh mạch trung tâm ở bệnh nhân sốc”. Tạp chí Y Dược học – Trường Đại học Y Dược Huế. Tập 8 (số 2), tr.67-72.
4. Karacabey S., Sanri E., Guneysel O. (2016), “A non-invasive method for assessment of intravascular fluid status: inferior vena cava diameters and collapsibility index”. Pak J Med Sci. 32(4), pp.836-40.
5. Zhang Z, Lu B, Sheng X, Jin N (2011), “Accuracy of stroke volume variation in predicting fluid responsiveness: a systematic review and meta-analysis”. J Anesth, 25(6), pp.904-916
6. Lê Hữu Thiện Biên (2017), Nghiên cứu giá trị các thông số huyết động tĩnh trong đánh giá đáp ứng bù dịch ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết nặng và sốc nhiễm khuẩn. Luận án tiến sĩ Y học chuyên ngành Hồi Sức Cấp Cứu - Chống Độc, Đại học Y Dược TP.HCM.
7. Monnet X et al. (2016), “Prediction of fluid responsiveness: an update”. Annals of Intensive Care, 6(1), p. 111-120.
8. Le Manach Y, Hofer C K, Lehot J J (2012), Can changes in arterial pressure be used to detect changes in cardicac output during volume expansion in the perioperative period?”. Anesthesiology, 117(6), pp.1165-1174.
9. Barbier C, Loubieres Y, Schmit C, et al (2014), “Respiratory changes in inferior vena cava diameter are helpful in predicting fluid responsiveness in ventilated septic patients”. Intensive Care Med, 2004, 30(9):1740-1746.
10. Muller, L., Bobbia, X., Toumi, M. et al. (2012), “Respiratory variations of inferior vena cava diameter to predict fluid responsiveness in spontaneously breathing patients with acute circulatory failure: need for a cautious use”. Crit Care, 16(1), doi:10.1186/cc11672.