KẾT QUẢ PHẪU THUẬT, CAN THIỆP NỘI MẠCH ĐIỀU TRỊ PHÌNH ĐỘNG MẠCH CHỦ BỤNG DƯỚI THẬN CÓ KẾ HOẠCH TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC GIAI ĐOẠN 2018 - 2020
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả sớm, trung hạn các bệnh nhân được phẫu thuật hoặc can thiệp nội mạch điều trị phình động mạch chủ bụng dưới thận có kế hoạch tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức giai đoạn 2018 – 2020. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, theo dõi dọc trên nhóm bệnh nhân đã được phẫu thuật hoặc can thiệp nội mạch mạch điều trị phình động mạch chủ bụng dưới thận có kế hoạch tại Trung tâm Tim mạch và Lồng ngực, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức giai đoạn 01/01/2018 đến 31/12/2020. Kết quả: Có 37 bệnh nhân can thiệp (CT) nội mạch và 62 bệnh nhân được phẫu thuật (PT) với độ tuổi trung bình lầnlượt là: 72,96 ± 6,58 (61-86) và 67,11 ± 1,27 (36– 82) tuổi, tỷ lệ nam lần lượt là 30 (81,1%), 45 (72,6%). Lâm sàng tự sờ thấy có khối đập vùng bụng gặp ở 91,9% (34) bệnh nhân CT và 72,6% (45) bệnh nhân PT, phình hình thoi chiếm đa số và có tỉ lệ 37(100%) ở nhóm CT, 59(95,2%) ở nhóm PT. Về kết quả sớm: nhóm CT có 1(2,7%) bệnh nhân tử vong, nhóm PT không có bệnh nhân tử vong. Các biến chứng sớm sau CT: Rò sau khi đặt stent graft 8(21,6%), rò sau 30 ngày 3(8,1%), tụ dịch đường vào 1(2,7%), biến chứng suy thận cấp1(2,7%). Biến chứng sớm sau PT: Tụ dịch/máu sau phúc mạc 6(9,7%), suy thận 6(9,6%), viêm phổi 3(4,8%), nhiễm trùng vết mổ 2(3,2%), viêm tụy cấp 1(1,6%), hoại tử đại tràng 1(1,6%). Về kết quả trung hạn: có 32(86,5%) bệnh nhân CT và 57(91,9%) bệnh nhân PT được theo dõi, thời gian theo dõi trung bình lần lượt là: 28,7±2,1 (24,4-32,9) tháng ở nhóm CT và 25,7±1,74 (22,2-29,1) tháng ở nhóm PT. 26(81,2%) bệnh nhân CT và 46(80,7%) bệnh nhân PT có kết quả tốt, Các bệnh nhân còn lại có kết quả trung bình. 5(15,6%) nhóm CT và 5(8,8%) bệnh nhân nhóm PT tử vong trong quá trình theo dõi. Tỷ lệ sống còn sau 1 năm ở bệnh nhân nhóm CT là 84,9%, nhóm PT là 96,4% và không thay đổi trong qua trình theo dõi. Kết luận: CT và PT phình động mạch chủ bụng dưới thận tại bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho kết quả tốt, với tỉ lệ tai biến biến chứng thấp. Hiện kết quả PT cả sớm và trung hạn tốt hơn nhóm CT nội mạch đặt stent graft
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Phình động mạch chủ bụng, can thiệp nội mạch, phẫu thuật, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
Tài liệu tham khảo
2. Schermerhorn M.A, 66-year-old man with an abdominal aortic aneurysm: review of screening and treatment. JAMA, 2009. 302(18).
3. Abdominal Aortic Aneurysm, Causes, Symptoms, & Management. News-Medical.net, 2019.
4. Đặng Hanh Đệ, Phồng Động Mạch Chủ Bụng Vỡ. Phẫu Thuật Cấp Cứu Tim Mạch và Lồng Ngực, NXB Y Học, 2001: p. 177-188.
5. England, A. and R. McWilliams, Endovascular Aortic Aneurysm Repair (EVAR). Ulster Med J, 2013. 82(1): p. 3-10.
6. Mestres G, Zarka ZA, García-MadridC, Riambau V. Early abdominal aortic endografts: a decade follow-up results. Eur J Vasc Endovasc Surg 2010;40:722-728.
7. Lederle FA, Freischlag JA, Kyriakides TC, Padberg FT Jr, Matsumura JS, Kohler TR, et al. Outcomes following endovascular vs open Manwerepair of abdominal aortic aneurysm: a randomized trial. JAMA 2009;302:1535-1542.
8. Greenhalgh RM, Brown LC, Kwong GP, Powell JT, Thompson SG; EVAR trial participants. Comparison of endovascular aneurysm repair with open repair in patients with abdominal aortic aneurysm (EVAR trial 1), 30-day operative mortality results: randomised controlled trial. Lancet 2004;364:843- 848.
9. EVAR trial participants. Endovascular aneurysm repair and outcome in patients unfit for open repair of abdominal aortic aneurysm (EVAR trial 2): randomised controlled trial. Lancet 2005;365:2187-2192.
10 Yang JH, Kim JW, Choi HC, Park HO, Jang IS, Lee CE, Moon SH, Byun JH, Choi JY. Comparison of clinical outcomes between surgical repair and endovascular stent for the treatment of abdominal aortic aneurysm. Vascular Specialist International. 2017 Dec;33(4):140.