ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT THAY KHỚP HÁNG TOÀN PHẦN KHÔNG XI MĂNG ĐIỀU TRỊ HOẠI TỬ VÔ KHUẨN CHỎM XƯƠNG ĐÙI Ở NGƯỜI BỆNH DƯỚI 40 TUỔI
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá kết quả phẫu thuật thay khớp háng toàn phần không xi măng điều trị hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi ở người bệnh dưới 40 tuổi. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu và tiến cứu đánh giá trên 67 bệnh nhân thay 67 khớp háng toàn phần không xi măng để điều trị hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi ở Bệnh viện Việt Đức từ tháng 1/2017 đến tháng 1/2022. Kết quả được đánh giá thông qua thang điểm chức năng khớp háng Harris, tỉ lệ trật khớp sau mổ và mức độ hài lòng của người bệnh. Kết quả: Độ tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 34,8 ± 4,5 tuổi với 63 bệnh nhân nam (chiếm 94%), 4 bệnh nhân nữ (chiếm 6%). Trong số 67 bệnh nhân được thay khớp háng có 31 bệnh nhân được thay khớp háng bên trái (chiếm 46,3%), còn lại 36 bệnh nhân được thay khớp háng bên phải (chiếm 53,7%). Điểm HHS trước mổ và sau mổ lần lượt là 60,8 ± 15,7 và 96,5 ± 4,3. Thời gian theo dõi bệnh nhân sau mổ trung bình là 3 ± 0,9 năm. Không có trường hợp nào gặp biến chứng sau mổ như trật khớp, lỏng khớp, mổ lại tại thời điểm theo dõi cuối của nghiên cứu (tháng 7 năm 2022). 100% bệnh nhân hài lòng với cuộc mổ. Kết luận: Thay khớp háng toàn phần điều trị hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi ở người bệnh dưới 40 tuổi mang lại kết quả tốt.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Thay khớp háng toàn phần, hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi (HTVKCXĐ), thang điểm chức năng khớp háng Harris
Tài liệu tham khảo
2. Fukushima W, Fujioka M, Kubo T, Tamakoshi A, Nagai M, Hirota Y. Nationwide Epidemiologic Survey of Idiopathic Osteonecrosis of the Femoral Head. Clinical Orthopaedics and Related Research®. 2010/10/01 2010;468(10):2715-2724. doi:10.1007/s11999-010-1292-x
3. Vardhan H, Tripathy SK, Sen RK, Aggarwal S, Goyal T. Epidemiological Profile of Femoral Head Osteonecrosis in the North Indian Population. Indian Journal of Orthopaedics. 2018/04/01 2018;52(2):140-146. doi:10.4103/ortho.IJOrtho_292_16
4. Mont M, Zywiel M, Marker D, Mcgrath M, Delanois R. The Natural History of Untreated Asymptomatic Osteonecrosis of the Femoral Head A Systematic Literature Review. The Journal of bone and joint surgery American volume. 2010;92:2165-2170. doi:10.2106/JBJS.I.00575
5. Bùi Thị Lan Anh. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, Xquang, cộng hưởng từ HTVKCXĐ ở người lớn. Luận văn Thạc sỹ Y học. Trường Đại học Y Hà Nội; 2006.
6. Hernigou P, Poignard A, Nogier A, Manicom O. Fate of very small asymptomatic stage-I osteonecrotic lesions of the hip. J Bone Joint Surg Am. 2004;86(12):2589-2593. doi:10.2106/00004623-200412000-00001
7. Moon JG, Shetty GM, Biswal S, Shyam AK, Shon WY. Alcoholinduced multifocal osteonecrosis: a case report with 14-year follow-up. Arch Orthop Trauma Surg. 2008;128(10):1149-1152. doi:10.1007/s00402-007-0563-9
8. Hisatome T, Yasunaga Y, Takahashi K, Ochi M. Progressive collapse of transposed necrotic area after transtrochanteric rotational osteotomy for osteonecrosis of the femoral head induces osteoarthritic change. Midterm results of transtrochanteric rotational osteotomy for osteonecrosis of the femoral head. Arch Orthop Trauma Surg. 2004;124(2):77-81. doi:10.1007/s00402-003-0610-0
9. Đào Xuân Thành. Nghiên cứu kết quả thay khớp háng toàn phần không xi măng và thay đổi mật độ xương quanh khớp nhân tạo. Luận án Tiến sỹ Y học. Trường Đại học Y Hà Nội; 2012.