GIÁ TRỊ CỦA CẮT LỚP VI TÍNH TRONG CHẨN ĐOÁN TỔN THƯƠNG ĐỘNG MẠCH Ở BỆNH NHÂN CHẤN THƯƠNG TẠNG ĐẶC VÀ KHUNG CHẬU

Phan Nhật Anh 1,2, Đào Văn Lý3,, Nguyễn Duy Hùng 1,2, Trần Quang Lộc 1, Nguyễn Nhật Quang 2, Vũ Ngọc Dương 1, Nguyễn Quốc Huy 4
1 Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Việt Đức
3 Bệnh viện đa khoa Tâm Anh
4 Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá giá trị của cắt lớp vi tính (CLVT) trong chẩn đoán tổn thương động mạch ở bệnh nhân chấn thương tạng đặc và khung chậu có đối chiếu với chụp mạch số hóa xóa nền (DSA). Phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu được thực hiện trên 131 bệnh nhân chấn thương tạng đặc và khung chậu được chẩn đoán trên CLVT có tổn thương động mạch sau đó được thực hiện chụp DSA tại bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức từ 7/2020 đến 7/2022. Kết quả: Độ nhạy (Se), độ đặc hiệu (Sp), giá trị tiên đoán dương tính (PPV), giá trị tiên đoán âm tính (NPV) trong chẩn đoán chảy máu hoạt động (CMHĐ), giả phình động mạch (GPĐM), thông động tĩnh mạch (TĐTM) ở nhóm chấn thương tạng đặc lần lượt là 92%, 91,2%, 88,5%, 93,9% với CMHĐ và 90,7%, 89,1%, 87,5%, 91,9% với GPĐM và 77,8%, 100%, 100%, 98,2% với TĐTM. Se, Sp, PPV, NPV trong chẩn đoán CMHĐ, GPĐM, TĐTM ở nhóm chấn thương khung chậu lần lượt là 84,6%, 90,9%, 95,7%, 71,4% với CMHĐ và 77,8%, 85,7%, 63,6%, 92,3% với GPĐM và 50%, 100%, 100%, 97,2% với TĐTM. Sự khác biệt về tổn thương CMHĐ trên CLVT giữa hai nhóm khung chậu và tạng đặc có ý nghĩa thống kê với p=0,033. Kết luận: Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy CLVT có độ nhạy và độ đặc hiệu cao để chẩn đoán CMHĐ ở cả hai nhóm tạng đặc và khung chậu nhưng thấp trong chẩn đoán GPĐM ở nhóm khung chậu. Tuy nhiên CLVT cho thấy độ nhạy thấp trong chẩn đoán TĐTM ở cả hai nhóm tạng đặc và khung chậu.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Muckart D, J Pillay, B Hardcastle, et al. Vascular injuries following blunt polytrauma. European Journal of Trauma and Emergency Surgery 2014;40(3):315-322. doi: 10.1007/s00068-014-0382-y
2. Baghdanian AH, Armetta AS, Baghdanian AA, et al. CT of Major Vascular Injury in Blunt Abdominopelvic Trauma. Radiographics: a review publication of the Radiological Society of North America, Inc. 2016;36(3):872-890. doi: 10.1148/rg.2016150160
3. Robinson JD, Sandstrom CK, Lehnert BE, et al. Imaging of Blunt Abdominal Solid Organ Trauma. Seminars in roentgenology. 2016; 51(3):215-229. doi: 10.1053/j.ro.2015.12.003.
4. Duy Hung N, Minh Duc N, Van Sy T el. The role of computed tomography in arterial injury evaluation in solid organ trauma. Clinical terapeutica. 2020;171:528-533. doi: 10.7417/ CT.2020.2268
5. Sims ME, Shin LK, Rosenberg Jea. Multidetector computed tomography of acute vascular injury in blunt abdominal/pelvic trauma: imaging predictors of treatment. European Journal of Trauma and Emergency Surgery. 2011; 37(5):525-532. doi: 10.1007/s00068-011-0075-8.
6. Trương Quang Đạo. Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh và giá trị cắt lớp vi tính đa dãy trong chẩn đoán tổn thương động mạch ở bệnh nhân chấn thương khung chậu. Luận văn thạc sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội; 2021.
7. Godt JC, Eken T, Schulz A, et al. Do we really need the arterial phase on CT in pelvic trauma patients? Emerg Radiol. Feb 2021;28(1):37-46. doi: 10.1007/s10140-020-01820-2
8. Murakami AM, Anderson SW, Soto JA, et al. Active extravasation of the abdomen and pelvis in trauma using 64MDCT. Emergency Radiology. 2009;16(5):375-382. doi:doi: 10.1007/s10140-009- 0802-1
9. Dreizin D, Liang Y, Dent J, et al. Diagnostic value of CT contrast extravasation for major arterial injury after pelvic fracture: A meta-analysis. The American journal of emergency medicine. Nov 2020;38(11):2335-2342. doi:10.1016/j.ajem.2019.11.038