ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA GÂY TÊ CAUDAL DƯỚI HƯỚNG DẪN SIÊU ÂM TRONG GIẢM ĐAU SAU MỔ VÙNG TẦNG SINH MÔN

Nguyễn Cao Cường 1,, Phạm Quang Minh 2, Nguyễn Công Hùng3
1 Bệnh viện phụ sản Hưng Yên
2 Đại học Y Hà Nội
3 Bệnh viện phụ sản trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả giảm đau sau mổ vùng tầng sinh môn của phương pháp gây tê caudal bằng ropivacain. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu can thiệp lâm sàng có so sánh. 60 bệnh nhân chia 2 nhóm, nhóm GT caudal bằng ropivacain dưới hướng dẫn của siêu âm, nhóm TM thực hiện giảm đau sau mổ bằng thuốc đường tĩnh mạch thông thường. Cả hai nhóm được đánh giá hiệu quả giảm đau, tác dụng không mong muốn. Kết quả: Hiệu quả giảm đau sau mổ của hai nhóm đều tốt với điểm VAS nhỏ hơn 4. Nhóm GT có điểm VAS lúc nghỉ và lúc vận động thấp hơn nhóm TM ở các thời điểm. Thời gian chờ giảm đau của gây tê caudal ở mức D12 là 14,67 ± 1,7 phút. Thời giảm giảm đau của nhóm GT trung bình là 8,13 ± 1,3 giờ. Tỷ lệ cần sử dụng thuốc giảm đau của nhóm GT thấp hơn so với nhóm TM với p<0,05. Nhóm GT có 2 bệnh nhân chọc kim chạm xương khi gây tê, 1 bệnh nhân bị mẩn ngứa. Kết luận: Phương pháp gây tê caudal dưới hướng dẫn của siêu âm bằng ropivacain có hiệu quả giảm đau tốt ch phẫu thuật vùng tầng sinh môn, phương pháp có ít tai biến và biến chứng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Đỗ Trung Dũng (2018), Nghiên cứu hiệu quả giảm đau sau mổ của gây tê đám rối thần kinh thắt lưng dưới hướng dẫn của siêu âm trong các phẫu thuật chi dưới, Bộ môn Gây mê hồi sức - Đại học Y Hà Nội.
2. Trần Đức Thọ (2017), Nghiên cứu tác dụng giảm đau sau mổ bụng trên của levobupivacain phối hợp với sufentanil hoặc fentanyl hoặc clonidin qua catheter ngoài màng cứng do bệnh nhân tự điều khiển, Luận án tiến sĩ y khoa, Bộ môn Gây mê hồi sức, Viện Nghiên Cứu Khoa Học Y Dược Lâm Sàng 108.
3. Nguyễn Hữu Tú (2014), Dự phòng và chống đau sau mổ. Bài giảng Gây mê hồi sức - ĐH Y Hà Nội, Nhà xuất bản Y Học.
4. Harold J Gelfand và các cộng sự. (2011), "Analgesic efficacy of ultrasound-guided regional anesthesia: a meta-analysis", Journal of clinical anesthesia. 23(2), pp. 90-96.
5. Nguyễn Văn Hương (2014), "Đánh giá kết quả điều trị bệnh trĩ bằng phương pháp phẫu thuật longo", Y Học Thực Hành. 903(1), pp. 15-18.
6. Joseph M Neal và các cộng sự. (2010), "The ASRA evidence-based medicine assessment of ultrasound-guided regional anesthesia and pain medicine: executive summary", Regional anesthesia and pain medicine. 35(2), pp. S1-S9.
7. Patil (2018), "Comparison of continuous epidural infusion of 0.125% ropivacaine with 1 mug/ml fentanyl versus 0.125% bupivacaine with 1 mug/ml fentanyl for postoperative analgesia in major abdominal surgery", J Anaesthesiol Clin Pharmacol. 34(1), pp. 29-34.
8. Prasanna Vadhanan (2020), "Ultrasound-Guided Caudal Epidural Anesthesia in Adults for Anorectal Procedures", Anesth Essays Res. 14(2), pp. 239–242.