NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM BỆNH NHÂN PHẢN VỆ CẦN CAN THIỆP TIM PHỔI NHÂN TẠO TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI

Nguyễn Anh Tuấn1,2,, Nguyễn Quốc Linh 1,2
1 Đại học Y Hà Nội
2 Trung tâm cấp cứu A9 Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân sau phản vệ cần can thiệp tim phổi nhân tạo tại Bệnh viện Bạch Mai. Đối tượng: 19 bệnh nhân phản vệ được can thiệp tim phổi nhân tạo tại bệnh viện Bạch Mai từ 1/2017 đến tháng 6/2020. Phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang hồi cứu. Bệnh nhân được đánh giá lâm sàng thời điểm nhập khoa và ghi nhận kết cục sống và tử vong thời điểm ra viện. Các biến định lượng được trình bày theo giá trị trung bình và độ lệch chuẩn; sử dụng các test tham số cho biến phân bố chuẩn và test phi tham số cho biến phân bố không chuẩn; sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Các biến định tính được trình bày theo tỷ lệ phần trăm (%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Kết quả: Tỷ lệ bệnh nhân nữ chiếm 100%. Điểm APACHE II trung bình là 20,9 ± 6,0 trong đó nhóm tử vong (25,2 ± 4,8) cao hơn nhóm sống (18,9 ± 5,6) có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Nồng độ Troponin T thời điểm nhập viện có giá trị trung vị 1810 ng/ml (4,28 – 10000), nhóm tử vong cao hơn nhóm sống với p =0,019. 94,7% khởi phát với dấu hiệu tim mạch, 79% bệnh nhân phản vệ từ độ III trở lên. Kết luận: Bệnh nhân phản vệ cần can thiệp tim phổi nhân tạo chủ yếu có biểu hiện tim mạch khi khởi phát, phần lớn là phản vệ độ III và IV. Nhóm bệnh nhân tử vong có điểm APACHE II và nồng độ Troponin T thời điểm nhập viện cao hơn có ý nghĩa thông kê.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Pumphrey RSH, Gowland MH. Further fatal allergic reactions to food in the United Kingdom, 1999-2006. Journal of Allergy and Clinical Immunology. 2007. 119(4):1018-1019. doi:10.1016/j.jaci.2007.01.021.
2. Yilmaz R, Yuksekbas O, Erkol Z, Bulut ER, Arslan MN. Postmortem Findings After Anaphylactic Reactions to Drugs in Turkey. The American Journal of Forensic Medicine and Pathology. 2009. 30(4):346-349. doi:10.1097/PAF.0b013e3181c0e7bb.
3. Tayara W, Starling RC, Yamani MH, Wazni O, Jubran F, Smedira N. Improved Survival After Acute Myocardial Infarction Complicated by Cardiogenic Shock With Circulatory Support and Transplantation: Comparing Aggressive Intervention With Conservative Treatment. The Journal of Heart and Lung Transplantation. 2006/05/01/ 2006. 25(5):504-509. doi:https:// doi.org/10.1016/j.healun.2005.10.011.
4. Nguyễn Bá Duy. "Đánh giá hiệu quả điều trị hỗ trợ oxy hóa máu màng ngoài cơ thể ở bệnh nhân sốc phản vệ". Hội nghị Khoa học Toàn quốc chuyên ngành Hồi sức cấp cứu và Chống độc năm 2019. 2019.
5. Nguyễn Anh Tuấn. "Đánh giá hiệu quả điều trị phản vệ theo phác đồ của khoa Hồi sức tích cực, bệnh viện Bạch Mai". Luận văn tốt nghiệp bác sỹ chuyên khoa 2. 2016.78.
6. Kounis NG. Coronary hypersensitivity disorder: the Kounis syndrome. Clinical therapeutics. 2013. 35(5):563-571.
7. Landesberg G, Jaffe AS, Gilon D, et al. Troponin elevation in severe sepsis and septic shock: the role of left ventricular diastolic dysfunction and right ventricular dilatation*. Crit Care Med. Apr 2014. 42(4):790-800. doi:10.1097/ccm.0000000000000107.
8. Pumphrey RS. Lessons for management of anaphylaxis from a study of fatal reactions. Clinical and experimental allergy : journal of the British Society for Allergy and Clinical Immunology. Aug 2000. 30(8):1144-1150. doi:10.1046/j.1365-2222.2000.00864.x.
9. Fassio F, Almerigogna F. Kounis syndrome (allergic acute coronary syndrome): different views in allergologic and cardiologic literature. Internal and Emergency Medicine. December 01 2012. 7(6):489-495. doi:10.1007/s11739-012-0754-4.
10. Overgaard CB, Dzavík V. Inotropes and vasopressors: review of physiology and clinical use in cardiovascular disease. Circulation. 2008. 118(10):1047-1056.