SO SÁNH PHƯƠNG PHÁP SIÊU ÂM ĐÁNH DẤU MÔ CƠ TIM Ở BN TRƯỚC VÀ SAU CẤY CRT VỚI CÁC THÔNG SỐ SIÊU ÂM TIM KHÁC
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: So sánh phương pháp siêu âm đánh dấu mô cơ tim ở BN trước và sau cấy CRT với các thông số siêu âm tim khác. Phương pháp nghiên cứu: Tiến cứu có theo dõi dọc, sử dụng cỡ mẫu thuận tiện trên 33 bệnh nhân suy tim nặng EF ≤ 35% có QRS ≥ 120 ms được cấy máy tái đồng bộ cơ tim (CRT) tại viện Tim mạch - Bệnh viện Bạch Mai. Kết quả: Độ tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân trong nghiên cứu là: 60 tuổi, có 30,3% số bệnh nhân có đáp ứng sớm với CRT trong 3 tháng đầu (EF tăng ≥ 10%) Phức bộ QRS trước cấy của nhóm đáp ứng sớm trung bình là 133±6.3 ms, sau 3 tháng là 111.5 ± 4.7 ms, nhóm không có đáp ứng sớm với CRT có phức bộ QRS trước cấy và sau 3 tháng trung bình lần lượt là 134.3±4.1 ms và 112.0 ± 4.2 ms. Các bệnh nhân đáp ứng sớm với CRT có mức độ giảm Vs nhiều hơn (25,3% so với 13,15) so với nhóm không có đáp ứng sớm. Các chỉ số trên siêu âm đánh dấu mô: E/A; E/e' giảm, e'; a'; s' tăng trên tất cả các bệnh nhân được tiến hành cấy máy CRT. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê của các chỉ số này khi so sánh giữa 2 nhóm có và không có đáp ứng sớm (p>0,05). Không có mối tương quan có ý nghĩa giữa các thông số trên siêu âm đánh dấu mô cơ tim với mức độ cải thiện chức năng tâm thu thất trái. Kết luận: Tỷ lệ đáp ứng sớm với máy tái đồng bộ cơ tim CRT trong 3 tháng đầu với EF tăng ≥ 10% là 30,3%. Các chỉ số trên siêu âm đánh dấu mô cơ tim bao gồm E/A; E/E'; e';a';s' thay đổi có ý nghĩa thống kê trước và sau cấy máy CRT 3 tháng nhưng không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa 2 nhóm bệnh nhân.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Siêu âm đánh dấu mô cơ tim, suy tim, tái đồng bộ cơ tim
Tài liệu tham khảo
2. UK, Nawwar Al-Attar, et al. "2016 ESC Guidelines for the diagnosis and treatment of acute and chronic heart failure." Eur. Heart J. 37 (2016): 2129-2200.
3. Tomassoni, G. E. R. Y. "How to define cardiac resynchronization therapy response." J Innov Card Rhythm Manag 7 (2016): S1-7.
4. Nakai, Toshiko, et al. "What are the expectations for cardiac resynchronization therapy? A validation of two response definitions." Journal of Clinical Medicine 10.3 (2021): 514.
5. Chung, Eugene S., et al. "Results of the Predictors of Response to CRT (PROSPECT) trial." Circulation 117.20 (2008): 2608-2616.
6. Galli, E., et al. "Prognostic utility of the assessment of diastolic function in patients undergoing cardiac resynchronization therapy." International Journal of Cardiology 331 (2021): 144-151.
7. Waggoner, Alan D., Lisa De Las Fuentes, and Victor G. Davila‐Roman. "Doppler echocardiographic methods for optimization of the atrioventricular delay during cardiac resynchronization therapy." Echocardiography 25.9 (2008): 1047-1055.