ĐÁNH GIÁ RỐI LOẠN NỒNG ĐỘ ACID URIC MÁU Ở BỆNH NHÂN BỆNH THẬN MẠN CHƯA ĐIỀU TRỊ THAY THẾ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH THANH HÓA

Lê Hạnh Nguyên 1, Đỗ Gia Tuyển 2, Đặng Thị Việt Hà 2,, Nghiêm Trung Dũng 3, Dương Đức Hạnh 2, Phạm Thị Lan Thanh 4
1 Bệnh viện nội tiết Thanh Hóa
2 Đại học Y Hà Nội
3 Bệnh viện Bạch Mai
4 Phân hiệu Đại học Y Hà Nội tại Thanh Hóa

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá rối loạn nồng độ acid uric máu và mối liên quan giữa acid uric máu với các chỉ số ở bệnh nhân bệnh thận mạn chưa điều trị thay thế tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa. Đối tượng và phương pháp: mô tả cắt ngang trên 195 bệnh nhân ≥ 18 tuổi điều trị tại khoa Nội thận-Tiết niệu, Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa được chẩn đoán bệnh thận mạn giai đoạn III- V chưa được điều trị thay thế. Kết quả: Nghiên cứu cho thấy nồng độ acid uric trung bình là 500,35 ± 153,60 µmol/L.Tỷ lệ tăng acid uric ở bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn 3-5 là 74,4%, tăng acid uric cao nhất ở nhóm bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn cuối (80,8%). Kết luận: Có mối liên quan giữa nồng độ acid uric máu với BMI, thời gian mắc bệnh và nồng độ ure máu. Không thấy có mối liên quan giữa nồng độ acid uric máu với tuổi, huyết áp trung bình và các chỉ số cận lâm sàng; không có sự khác biệt về tỷ lệ tăng acid uric máu với biểu hiện gút trên lâm sàng

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Thị Huyền (2008), Nghiên cứu nồng độ beta2 microglobulin huyết thanh và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân suy thận mạn vừa và nặng, Luận văn Bác sỹ nội trú, Trường Đại học Y Hà Nội.
2. Nguyễn Văn Tuấn (2021). Khảo sát nồng độ acid uric huyết thanh ở bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn cuối. Tạp Chí Học Việt Nam, 504(2), 147–151.
3. Hoàng Danh Tân (2015), Nhận xét tình trạng rối loạn acid uric máu ở bệnh nhân suy thận mạn chưa điều trị thay thế tại khoa Thận – Tiết niệu bệnh viện Bạch Mai, Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ y khoa, Trường Đại học Y Hà Nội.
4. Doualla M., Halle M.P., Moutchia J. và cộng sự. (2018). Determinants of hyperuricemia in non-dialysed chronic kidney disease patients in three hospitals in Cameroon. BMC Nephrol, 19(1), 169.
5. National Kidney Foundation (2002). K/DOQI clinical practice guidelines for chronic kidney disease: evaluation, classification, and stratification. Am J Kidney Dis Off J Natl Kidney Found, 39(2 Suppl 1), S1-26.
6. De Oliveira E.P. và Burini R.C. (2012). High plasma uric acid concentration: causes and consequences. Diabetol Metab Syndr, 4, 12.
7. Bellomo G., Venanzi S., Verdura C. và cộng sự. (2010). Association of uric acid with change in kidney function in healthy normotensive individuals. Am J Kidney Dis Off J Natl Kidney Found, 56(2), 264–272.
8. Wang H., Wang L., Xie R. và cộng sự. (2014). Association of Serum Uric Acid with Body Mass Index: A Cross-Sectional Study from Jiangsu Province, China. Iran J Public Health, 43(11), 1503–1509.