NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ HẠT XƠ DÂY THANH Ở TRẺ EM

Nguyễn Hữu Trung 1,, Phạm Thị Bích Đào2, Vũ Thị Phương Thảo 3, Nguyễn Thị Hằng 3, Nguyễn Thị Bích 4, Mai Thị Mai Phương 5
1 Đại học Y Hà Nội
2 Bộ môn Tai mũi họng Đại học Y Hà Nội
3 Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
4 Bệnh viện đa khoa huyện Hoài Đức
5 Bộ môn tai mũi họng Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Hạt xơ dây thanh (HXDT) là một trong các bệnh lý thường gặp trong chuyên ngành Tai – Mũi – Họng. Nhiều nghiên cứu cho thấy tỷ lệ trẻ mắc HXDT ở độ tuổi đi học là từ 17-30%.1 Mắc HXDT có thể dẫn tới rối loạn chất lượng giọng nói, ảnh hưởng và làm trở ngại trực tiếp cho trẻ trong quá trình học tập và sinh hoạt, gây tâm lý không tốt cũng như gây khó khăn trong hòa nhập xã hội2. Chính vì vậy việc hiểu rõ về bệnh học cũng như điều trị HXDT là hết sức quan trọng, làm giảm các tác động tiêu cực tới đời sống, tâm sinh lý cũng như khả năng học tập ở trẻ em. Có nhiều phương pháp điều trị HXDT ở trẻ: điều trị nội khoa, luyện giọng, phẫu thuật, thậm chí có những quan điểm cho rằng việc điều trị HXDT ở trẻ là không cần thiết, các HXDT này có thể tự biến mất sau tuổi dậy thì… Việc chọn phương pháp điều trị và thời gian trị liệu được quyết định tùy theo nhu cầu, độ tuổi, sự tuân thủ và phản ứng của bệnh nhi với phương pháp đó. Việc theo dõi và điều trị HXDT ở trẻ em là một thách thức vì phương pháp và thời gian điều trị phải được lựa chọn riêng cho từng trẻ. Qua nghiên cứu tổng quan về các phương pháp điều trị HXDT chúng tôi thu thập được 20 bài báo đủ tiêu chuẩn nghiên cứu đặt ra. Trong đó có 15 bài báo đề cập tới điều trị bằng trị liệu giọng nói trực tiếp hoặc gián tiếp, có 03 bài báo đề cập tới việc điều trị bằng phẫu thuật, 02 bài báo theo dõi tới sau tuổi dậy thì mà không can thiệp gì và không tìm thấy bài báo nào về điều trị bằng Corticoid

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Mudd P, Noelke C. Vocal fold nodules in children. Curr Opin Otolaryngol Head Neck Surg. 2018 Dec;26(6):426-430.
2. Lee JM, Roy N, Park A, Muntz H, Meier J, Skirko J, Smith M. Personality in Children With Vocal Fold Nodules: A Multitrait Analysis. J Speech Lang Hear Res. 2021 Oct 4;64(10):3742-3758.
3. Aoki T, Takeyama T, Sakamoto Y, Shimada A, Kondo E, Nakano S, Fukuda J, Azuma T, Sato G, Kitamura Y, Hosokawa K, Udaka J, Takeda N. Effects of vocal nodules on acoustic characteristics of voice in children : an acoustic analysis of voice. J Med Invest. 2021;68(3.4):276-279.
4. Martins RHG, Gramuglia ACJ. Laryngeal Web as a Possible Cause for Nonabsorption of Vocal Nodules in Boys After Puberty. J Voice. 2019 Jul;33(4):561-563.
5. De Bodt MS, Ketelslagers K, Peeters T, Wuyts FL, Mertens F, Pattyn J, Heylen L, Peeters A, Boudewyns A, Van de Heyning P. Evolution of vocal fold nodules from childhood to adolescence. J Voice. 2007 Mar;21(2):151-6.
6. Hartnick C, Ballif C, De Guzman V, Sataloff R, Campisi P, Kerschner J, Shembel A, Reda D, Shi H, Sheryka Zacny E, Bunting G. Indirect vs Direct Voice Therapy for Children With Vocal Nodules: A Randomized Clinical Trial. JAMA Otolaryngol Head Neck Surg. 2018 Feb 1;144(2):156-163.
7. Bilal N, Selcuk T, Sarica S, Alkan A, Orhan İ, Doganer A, Sagiroglu S, Kılıc MA. Voice Acoustic Analysis of Pediatric Vocal Nodule Patients Using Ratios Calculated With Biomedical Image Segmentation. J Voice. 2019 Mar; 33(2):195-203.
8. Sonbay Yılmaz ND, Afyoncu C, Ensari N, Yıldız M, Gür ÖE. The Effect of the Mother's Participation in Therapy on Children with Vocal Fold Nodules. Ann Otol Rhinol Laryngol. 2021 Nov;130(11):1263-1267.
9. Adriaansen A, Meerschman I, Van Lierde K, D'haeseleer E. Effects of voice therapy in children with vocal fold nodules: A systematic review. Int J Lang Commun Disord. 2022 Jun 27. doi: 10.1111/1460-6984.12754. Epub ahead of print. PMID: 35758272.
10. Mansuri B, Tohidast SA, Soltaninejad N, Kamali M, Ghelichi L, Azimi H. Nonmedical Treatments of Vocal Fold Nodules: A Systematic Review. J Voice. 2018 Sep;32(5):609-620. doi: 10.1016/j.jvoice.2017.08.023. Epub 2017 Oct 12. PMID: 29032130.