KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ VIỆC SỬ DỤNG KHÁNG SINH VANCOMYCIN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐỒNG NAI

Thị Thúy Hà Đinh 1,
1 Đại học Lạc Hồng, Đồng Nai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Kháng vancomycin đã làm dấy lên mối lo ngại về triển vọng hiệu quả trong điều trị bệnh nhân nhiễm khuẩn Gram dương. Nghiên cứu được thực hiện tại bệnh viện đa khoa Đồng Nai từ tháng 3/2019 đến tháng 6/2019. Phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu để đánh giá việc kê đơn và sử dụng vancomycin tại bệnh viện. Kết quả được xác định và biểu thị bằng các liệu trình vancomycin trên 98 bệnh nhân nhập viện. Thông tin về bệnh nhân được thu thập bao gồm: nhân khẩu học, căn nguyên và vị trí của nhiễm trùng, dữ liệu vi sinh, chế độ liều lượng, cách dùng và thời gian điều trị, độc tính trên thận của vancomycin. Kết quả: Tuổi trung bình và thời gian điều trị vancomycin lần lượt là 56 tuổi và 9 ngày. Nhiễm trùng da mô mêm (44%) là nguyên nhân phổ biến nhất. Can thiệp y tế chủ yếu là thở máy (28,6%). Số lượng bệnh nhân có kết quả khỏi, đỡ, giảm chiếm tỉ lệ cao (66,3%). Chế độ liều nạp được áp dụng ở 13,3 % bệnh  nhân với liều nạp theo cân nặng 25,6mg/kg. Đa số bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu dùng chế độ liều ban đầu 1g/12 giờ (78,6%) khi chức năng thận bình thường. 100% bênh nhân được sử dụng đường truyền tĩnh mạch ngắt quảng, 96,9% trường hợp có dung môi pha truyền hợp lý, 100% phù hợp về thời gian truyền và 63,2% phù hợp về nồng độ truyền. 7 bệnh nhân có sự thay đổi creatinine huyết thanh (tăng >50% so với giá trị ban đầu), đều xuất hiện ít nhất sau 7 ngày, muộn nhất sau 14 ngày sử dụng vancomycin. Kết luận: Cần có các chương trình toàn diện để cải thiện việc sử dụng vancomycin trong các bệnh viện. Việc sử dụng Vancomycin nên được theo dõi để tối ưu hóa việc sử dụng thuốc.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bùi Thị Hương Quỳnh và Triệu Alpha (2018), “Khảo sát tình hình sử dụng vancomycin tại bệnh viện Thống Nhất thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí Y học, 1, 66-70.
2. Đặng Nguyễn Đoan Trang (2019), “Khảo sát và đánh giá hiệu quả theo dõi nồng độ vancomycin trong trị liệu tại Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố hồ chí minh”, Nghiên cứu dược và thông tin thuốc 2019, tập 10, số 3, trang 30-37
3. Nguyễn Thị Mai Anh (2019), “Phân tích thực trạng sử dụng kháng sinh vancomycin tại bệnh viện Thanh Nhàn”, luận văn Thạc sĩ dược học, trường Đại học Y Hà Nội
4. Hiramatsu K. Vancomycin-resistant Staphylococcus aureus: a new model of antibiotic resistance. Lancet Infect Dis 2001;1(3):147-55.
5. Linden P. K. (2007), "Optimizing therapy for vancomycin-resistant enterococci (VRE)", Semin Respir Crit Care Med. 28 (6), pp. 632-645.
6. Nimish Patel, Manjunath P. Pai, Keith A. Rodvold, Ben Lomaestro, George L. Drusano, Thomas P. Lodise, Vancomycin: We Can't Get There From Here, Clinical Infectious Diseases, Volume 52, Issue 8, 15
7. Richard H Drew, George Sakoulas. Vancomycin: Parenteral dosing, monitoring and adverse effects in adults. Uptodate. Truy cập ngày 31/07/2017.
8. Rybak M, Lomaestro B, Rotschafer JC, et al. Therapeutic monitoring of vancomycin in adult patients: a consensus review of the American Society of Health-System Pharmacists, the Infectious Diseases Society of America, and the Society of Infectious Diseases Pharmacists. Am J Health Syst Pharm 2009; 66(1): 82-98.