NGHIÊN CỨU TỶ LỆ SẠCH SỎI SAU TÁN SỎI NỘI SOI ỐNG MỀM NGƯỢC DÒNG ĐIỀU TRỊ SỎI THẬN TẠI BỆNH VIỆN XANH PÔN

Nguyễn Minh An1,, Ngô Trung Kiên 2, Bùi Hoàng Thảo 2
1 Cao đẳng y tế Hà Nội
2 Bệnh viện Xanh Pôn

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu tỷ lệ sạch sỏi sau điều trị sỏi thận bằng tán sỏi nội soi ống mềm ngược dòng tại bệnh viện Xanh Pôn. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang. Kết quả nghiên cứu: Tuổi trung bình: 48,61 ± 8,31 tuổi. Chỉ số BMI trung bình: 22,5 ± 2,8. Kích thước sỏi trung bình trên cắt lớp vi tính là 20,8 ± 7,8 mm. Số lượng sỏi: 29% có 1 viên và 71% là sỏi phức hợp. Vị trí sỏi: Bể thận 22,6%, cả bể thận và đài thận 38,7%, đài thận 38,7%. Mức độ giãn của đài bể thận: Không giãn 19,3%, giãn độ I chiếm 48,4%, giãn độ II chiếm 25,8%, giãn độ III chiếm 6,5%. Thời gian tán sỏi trung bình là 50.9 ± 11.2 (ngắn nhất là 25 phút và dài nhất là 65 phút). Tỷ lệ sạch sỏi sau mổ: 83,9%. Tỷ lệ sạch sỏi sau 1 tháng: 100%. Kết luận: Điều trị sỏi thận bằng tán sỏi nội soi ngược dòng là phương pháp hiệu quả với tỷ lệ sạch sỏi sau mổ: 83,9% và tỷ lệ sạch sỏi sau 1 tháng là 100%.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Phan Trường Bảo (2016), Đánh giá vai trò nội soi mềm trong điều trị sỏi thận, Luận văn tiến sĩ y học, Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Phạm Ngọc Hùng (2018), Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật nội soi niệu quản ngược dòng điều trị sỏi thận bằng ống soi, Luận văn tiến sĩ y học, Học viện Quân Y, Hà Nội.
3. Hoàng Long, Trần Quốc Hòa, Chu Văn Lâm và cộng sự. (2018). Hiệu quả ứng dụng nội soi ngược dòng ống mềm điều trị sỏi thận. Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 22(4), 213–220.
4. Elashry O.M., DiMeglio R.B., Nakada S.Y. và cộng sự. (1996). Intracorporeal electrohydraulic lithotripsy of ureteral and renal calculi using small caliber (1.9F) electrohydraulic lithotripsy probes. J Urol, 156(5), 1581–1585.
5. Hollenbeck B.K., Schuster T.G., Faerber G.J. và cộng sự. (2001). Flexible ureteroscopy in conjunction with in situ lithotripsy for lower pole calculi. Urology, 58(6), 859–863.
6. Nakada S.Y. và Pearle M.S. (2006). Ureteropyeloscopy for Calculi. Advanced endourology the complete clinical guide. Humana Pressdcop. 2006., Totowa, N.J., 105–120.
7. Landman J., Monga M., El-Gabry E.A. và cộng sự. (2002). Bare naked baskets: ureteroscope deflection and flow characteristics with intact and disassembled ureteroscopic nitinol stone baskets. J Urol, 167(6), 2377–2379.
8. Liu Y., AlSmadi J., Zhu W. và cộng sự. (2018). Comparison of super-mini PCNL (SMP) versus Miniperc for stones larger than 2 cm: a propensity score-matching study. World J Urol, 36(6), 955–961.