NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU ĐỘNG MẠCH THÂN TẠNG TRÊN CẮT LỚP VI TÍNH 256 DÃY

Trần Quang Lộc1,, Lê Mạnh Thường1, Phan Nhật Anh 1, Lê Thanh Dũng 2
1 Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu đặc điểm giải phẫu động mạch (ĐM) thân tạng trên cắt lớp vi tính (CLVT) 256 dãy. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 500 trường hợp được chụp CLVT 256 dãy ổ bụng tại khoa chẩn đoán hình ảnh bệnh viện Việt Đức từ 01/2021 đến 06/2022. Kết quả: Trong số 500 ca được chọn: Chủ yếu động mạch thân tạng nằm ở ngang mức thân đốt sống ngực 12 (T12) (36.8%), hoặc đốt sống thắt lưng 1 (L1) (37.4%) và đĩa đệm T12/L1 (25.6%). Về các dạng giải phẫu: 430 trường hợp (86%) có dạng giải phẫu ĐM thân tạng thông thường (dạng I). Các dạng giải phẫu còn lại theo Uflacker: 30 trường hợp (6%) dạng II, 10 trường hợp (0.5%) dạng III, 9 trường hợp (0.5%) dạng IV, 15 trường hợp (4.4%) dạng V, 5 trường hợp (1.6%) dạng VI, không gặp trường hợp dạng VII và dạng VIII. 2 trường hợp không có trong phân loại của Uflacker gồm: 1 trường hợp ĐM gan chung xuất phát từ ĐM chủ bụng, thân chung ĐM vị trái – ĐM lách và ĐM mạc treo tràng trên. Kết luận: Dạng giải phẫu thông thường của ĐM thân tạng chiếm tỷ lệ lớn, trong nghiên cứu này không gặp một số dạng biến thể giải phẫu hiếm gặp, tuy nhiên có 1 dạng biến thể giải phẫu ĐM thân tạng chưa thấy công bố trong các báo cáo trước đây. Ngoài ra về nguyên ủy ĐM thân tạng cũng có thể xuống rất thấp ngang mức L2.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. The Celiac Axis Revisited: Anatomic Variants, Pathologic Features, and Implications for Modern Endovascular Management | Radio Graphics. Accessed July 20, 2022. https:// pubs.rsna.org/doi/abs/10.1148/rg.2015140243
2. Natsume T, Shuto K, Yanagawa N, et al. The classification of anatomic variations in the perigastric vessels by dual-phase CT to reduce intraoperative bleeding during laparoscopic gastrectomy. Surg Endosc. 2011;25(5):1420-1424. doi:10.1007/s00464-010-1407-1
3. Uflacker, R. (1997). Atlas of vascular anatomy. An angiographic approach. Philadelphia: Lippincott Williams.
4. R Uflacker. An Angiographic Approach, Atlas of Vascular Anatomy, Ed, Lippincott Williams & Wilkins.;2007.
5. Narwani P, Khanna N, Rajendran I, Kaawan H, Al-Sam R. Median arcuate ligament syndrome diagnosis on Computed Tomography: what a radiologist needs to know. Radiol Case Rep. 2021; 16(11):3614-3617. doi:10.1016/j.radcr.2021.06.093
6. Osman AM, Abdrabou A. Celiac trunk and hepatic artery variants: A retrospective preliminary MSCT report among Egyptian patients. Egypt J Radiol Nucl Med. 2016;47(4):1451-1458. doi:10.1016/j.ejrnm.2016.09.011
7. Furukawa H, Shimada K, Iwata R, Moriyama N. A replaced common hepatic artery running through the pancreatic parenchyma. Surgery. 2000;127(6):711-712. doi:10.1067/msy.2000.104485
8. Ailawadi G, Cowles RA, Stanley JC, et al. Common celiacomesenteric trunk: aneurysmal and occlusive disease. J Vasc Surg. 2004;40(5):1040-1043. doi:10.1016/j.jvs.2004.08.028
9. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị ung thư biểu mô tế bào gan. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội 2020: 36.
10. Goyal R, Aggarwal A, Gupta T, et al. Reappraisal of the classical abdominal anatomical landmarks using in vivo computerized tomography imaging. Surg Radiol Anat SRA. 2020;42(4):417-428. doi:10.1007/s00276-019-02326-4