CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ HẸP DII - DIII TÁ TRÀNG

Thái Nguyên Hưng1,
1 Bệnh viện K

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu đánh giá đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả chẩn đoán và điều trị phẫu thuật bệnh lý hẹp DII-DIII tá tràng do các tổn thương không ung thư. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu(NC): + NC hồi cứu. + Các BN có tổn thương hẹp DII-DIII tá tràng do các tổn thương không ung thư, được điều trị phẫu thuật tại khoa ngoại bụng II, BV K. + Thời gian: 2019-2022. Kết quả nghiên cứu:  Có 9 bệnh nhân (BN) đủ tiêu chuẩn được đưa vào NC trong đó nam 8/9BN (88,9%), Nữ 1/9 BN(11,1%), tuổi trung bình (TB): 55,1(32-77t). + Tiền sử: Có 7/9 BN (77,8%) uống rượu, TS phẫu thuật bụng: 3/8BN(37,5%). + Lâm sàng: 100% các BN đều có triệu chứng hẹp DII-DIII: Đau bụng DSP, nôn, gầy sút,có 1 BN vàng da (tắc mật,viêm tụy mạn). + NSDD: 100% BN có hẹp DII hoặc DIII do khối u tại tá tràng hoặc khối đẩy lồi từ ngoài vào tá tràng (máy soi khó qua hoặc không qua được), hoặc chít hẹp DII. + Chụp CLVT ổ bụng: Phát hiện nang đầu tụy, cạnh DII,DIII  tá tràng 3 BN, 1 BN túi thừa tá tràng, 3 BN hẹp DII do Ung thư dạ dày xâm lấn (UTDD),1BN U tá tràng DII, 1 BN hẹp tá tràng/sỏi tụy, tắc mật (viêm tụy mạn). + Chẩn đoán sau mổ và kết quả phẫu thuật: 6 BN nang giả tụy gây hẹp DII-DIII) trong dó  có 4 BN nang giả tụy sau DII được nối DII-Nang giả tụy;1 BN nang đầu tụy được DL ra ngoài, 1 BN nang đâu thân tụy được nối nang-DD. Có 2 BN hẹp DII-DIII do viêm tụy mạn: trong đó 1 BN hẹp DII dó khối viêm tụy/tắc mật được nối mật ruột, vị tràng, BN còn lại hẹp DII-DIII dưới bóng vater được cắt đoạn DII-DIII. Chỉ có 1 BN hẹp DII do loét 3 cm mặt sau DII  sinh thiết, nối vị tràng. + Tất cả các BN đều ổn định, ra viện. + Không có tử vong trong và sau mổ. + Không có bệnh nhân rò, bục chỗ nối hay apxe tồn dư. Kết luận: Hẹp DII-DIII tá tràng do các nguyên nhân không ung thư có tỷ lệ lớn do nang giả tụy vùng đầu tụy cạnh tá tràng hoặc hẹp DII-DIII do hậu quả của viêm tụy mạn (8/9 BN,88,9%), có 1 BN loét mặt sau DII tá tràng gây hẹp khít (11,1%). Chẩn đoán trước mổ thường nhầm hẹp DII-DIII tá tràng do u tá tràng hay UTDD xâm lấn DII tá tràng. Điều trị PT nối nang giả tụy-DII, DIII tá tràng. Có thể cắt đoạn DII, DIII hay nối vị tràng, nối mật ruột.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Thái Nguyên Hưng (2011): Ứng dụng phẫu thuật Frey để điều tri viêm tụy mạn tại bệnh viên đa khoa tỉnh Thanh hóa.Y học thực hành số 12(798):62-63
2. Thái Nguyên Hưng (2021): Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật xuất huyết tiêu hóa do ung thư hang môn vị dạ dày xâm lấn đầu tụy,DI,DII tá tràng.Y học Việt nam;tháng 10 (1);507:137-141.
3. Thái Nguyên Hưng (2021): Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật xuất huyết tiêu hóa cao tại bệnh viện K.Y Học Việt nam Tháng 12 (2); 509:196-201
4. Agela Pham: Chronic pancreatitis: review and update of etiology, rist factors and management
5. Maxwell D. Mirande and Raul A. Mirande: management of a postbulbar duodenal ulcer and stricture causing gastric outlet ostruction: A case report.Ann.Med Surg (Lond).2018 May;29:10-13.
6. Samir Habashi and Peter V Draganov: Pancreatic pseudocyst. World J Gastroenterol.2009 Jan 7;15(1):38-47
7. Vitas GJ, Sarr MG. Selected management of pancreatic psuedocyst:Operative versus expectant management.Surgery 1992;111:123-130.
8. Walt AJ,Bouwman DL,Weaver DW,Sachs RJ. The impact of technology on the management of pancreatic psuedocyst.Fifth annual Samuel Jason Mixter Lecture. Arch Surg. 1990;125:759-763.