GIÁ TRỊ CỦA CLVT 256 DÃY TRONG CHẨN ĐOÁN HẸP ĐỘNG MẠCH VÀNH CÓ ĐIỂM VÔI HÓA CAO

Hoàng Văn Hậu1, Nguyễn Duy Huề1, Nguyễn Thanh Vân2, Nguyễn Đình Minh 3,
1 Trường Đại học y Hà Nội
2 Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
3 Bệnh viện hữu nghị Việt Đức

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: nghiên cứu giá trị của Cắt lớp vi tính 256 dãy trong chẩn đoán hẹp động mạch vành có điểm vôi hóa cao. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang các trường hợp được chụp Cắt lớp vi tính 256 dãy (CLVT-256) và chụp động mạch số hóa xóa nền (DSA) mạch vành từ tháng 01/2020 đến tháng 09/2022. Kết quả: Nghiên cứu được thực hiện trên 46 BN có điểm vôi hóa Agaston ≥ 400 gồm 29 nam và 17 nữ. Tuổi trung bình là 70.17±10.51 (từ 41 đến 93 tuổi), chủ yếu ở nhóm tuổi >60 với tỷ lệ 78.26%, trung trung bình của nam thấp hơn nữ (p<0.05). ở mức độ bệnh nhân, giá trị của CLVT-256 trong chẩn đoán hẹp mạch vành ≥50% có độ nhạy Se = 97.7%, độ đặc hiệu Sp=50%, giá trị dự báo dương tính PPV = 97.7%, giá trị dự báo âm tính NPV = 50%, độ chính xác Acc = 97.7%. Mức độ tương đồng chẩn đoán hẹp mạch vành có ý nghĩa của CLVT-256 đối chiếu với DSA là tốt với các nhánh động mạch LAD và LCx có điểm vôi hóa ≤400 (kappa là 0,62 và 0,85), mức độ tương đồng chẩn đoán là trung bình đối với các nhánh còn lại (kappa từ 0,5 đến 0,62). Giá trị của chẩn đoán hẹp ý nghĩa của CLVT-256 đối chiếu với DSA trên từng đoạn động mạch có độ chính xác từ 71,7 % đến 97,5%. Kết luận: giá trị chẩn đoán CLVT-256 về mức độ hẹp mạch vành ý nghĩa là đáng tin cậy đối các trường hợp có điểm vôi hóa cao.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Trường Sơn, Lương Ngọc Khuê, Nguyễn Lân Việt. Dự Phòng Tiên Phát Bệnh Tim Mạch.; 2020:tr 4-7.
2. Yamamoto M, Okura Y, Ishihara M. Development of Digital Subtraction Angiography for Coronary Artery. Journal of Digital Imaging. 2009;22(3):pp 319.
3. Chua SK, Hung HF, Cheng JJ, et al. Diagnostic Performance of 64- versus 256-Slice Computed Tomography Coronary Angiography Compared with Conventional Coronary Angiography in Patients with Suspected Coronary Artery Disease. Zhonghua Minguo Xin Zang Xue Hui Za Zhi. 2013;29(2):151-159.
4. van Dijk JD, Shams MS, Ottervanger JP, Mouden M, van Dalen JA, Jager PL. Coronary artery calcification detection with invasive coronary angiography in comparison with unenhanced computed tomography. Coronary Artery Disease. 2017;28(3):pp 246-252.
5. Leipsic J, Abbara S, Achenbach S, et al. SCCT guidelines for the interpretation and reporting of coronary CT angiography: A report of the Society of Cardiovascular Computed Tomography Guidelines Committee. Journal of Cardiovascular Computed Tomography. 2014;8(5):pp 342-358.
6. Javadrashid R, Salehi A, Tarzamni MK, Aslanabadi N, Pak N. Diagnostic efficacy of coronary calcium score in the assessment of significant coronary artery stenosis. Kardiologia Polska.:7.
7. Scheffel H, Alkadhi H, Plass A, et al. Accuracy of dual-source CT coronary angiography: first experience in a high pre-test probability population without heart rate control. Eur Radiol. 2006;16(12):2739-2747.
8. Cademartiri F, Mollet NR, Lemos PA, de Feyter PJ. Impact of Coronary Calcium Score on Diagnostic Accuracy for the detection of Significant Coronary Stenosis With Multislice Computed Tomography Angiography. The American Journal of Cardiology. 2005;95(10):pp 1225-1227.