TÌM HIỂU MỐI LIÊN QUAN GIỮA HÌNH ẢNH TỔN THƯƠNG TRÊN PHIM CẮT LỚP VI TÍNH ĐỘ PHÂN GIẢI CAO VỚI RỐI LOẠN CHỨC NĂNG THÔNG KHÍ Ở BỆNH NHÂN GIÃN PHẾ QUẢN

Hà Thị Tú Linh 1,, Ngô Quý Châu1,2
1 Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện đa khoa Tâm Anh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Tìm hiểu mối liên quan giữa hình ảnh tổn thương trên phim cắt lớp vi tính độ phân giải cao (HRCT) với rối loạn chức năng thông khí ở bệnh nhân giãn phế quản (GPQ). Phương pháp: Mô tả cắt ngang trên 60 ca bệnh được chụp phim cắt lớp vi tính độ phân giải cao và đo chức năng thông khí (CNTK) tại Trung tâm Hô Hấp – Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 9/2021 đến tháng 9/2022. Kết quả: Tuổi trung bình 61,40 ± 14,47 với tỉ lệ nữ 51,7%. Hình ảnh ổ tròn sáng chiếm tỉ lệ cao nhất 96,7%, thành phế quản dày chiếm 95%, hình ảnh tổ ong chiếm 28,3%, hình ảnh ngón tay đi găng chiếm 16,7%. Thể GPQ hay gặp nhất là hình trụ chiếm 60%, hình túi 15%, hỗn hợp 21,7%, hình chuỗi hạt ít gặp nhất 3,3%. Đánh giá CNTK thấy 20% tỷ lệ bệnh nhân không có rối loạn chức năng thông khí (RLTK), bệnh nhân có kết quả hướng đến RLTK hỗn hợp và hạn chế lần lượt là 46,7% và 25%; 8,3% bệnh nhân có RLTK tắc nghẽn. Có mối liên quan giữa tổn thương dày thành phế quản với giá trị trung bình các chỉ số %VC, %FEV1 với ý nghĩa thống kê p < 0,05. Giá trị trung bình %VC, %FVC, %FEV1 ở nhóm bệnh nhân GPQ hình trụ cao hơn hình túi và hỗn hợp (p < 0,05). Số lượng thùy phổi càng tăng, giá trị trung bình các chỉ số %VC, % FVC, %FEV1, FEV1/FVC càng giảm. Kết luận: Có mối liên quan giữa tình trạng suy giảm chức năng phổi với tổn thương dày thành phế quản, số lượng các thùy giãn phế quản và các thể giãn phế quản.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lê Nhật Huy, Trần Hoàng Thành. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh tổn thương trên phim cắt lớp vi tính ngực và rối loạn thông khí phổi ở bệnh nhân giãn phế quản. Luận văn Thạc sỹ Y học. Trường Đại Học Y Hà Nội; 2010.
2. Martinez-García MA, Oscullo G, Posadas T, et al. Pseudomonas aeruginosa and lung function decline in patients with bronchiectasis. Clin Microbiol Infect. 2021;27(3):428-434. doi:10.1016/j.cmi.2020.04.007
3. Hoàng Minh Lợi, Bùi Xuân Tám, Hoàng Đức Kiệt. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh Xquang phổi chuẩn và cắt lớp vi tính độ phân giải cao trong bệnh giãn phế quản. Luận án Tiến sỹ Y học. Học viện Quân Y; 2001.
4. King PT. The pathophysiology of bronchiectasis. Int J Chron Obstruct Pulmon Dis. 2009;4:411-419.
5. Roberts H, Wells A, Milne D, et al. Airflow obstruction in bronchiectasis: correlation between computed tomography features and pulmonary function tests. Thorax. 2000;55(3):198-204. doi:10.1136/thorax.55.3.198
6. Lee JH, Kim YK, Kwag HJ, Chang JH. Relationships between high-resolution computed tomography, lung function and bacteriology in stable bronchiectasis. J Korean Med Sci. 2004;19(1):62-68. doi:10.3346/jkms.2004.19.1.62
7. Çi̇Ftci̇ F, Şen E, Saryal SB, et al. The factors affecting survival in patients with bronchiectasis. Turk J Med Sci. 2016;46:1838-1845. doi:10.3906/sag-1511-137
8. Martínez-García MA, Perpiñá-Tordera M, Soler-Cataluña JJ, Román-Sánchez P, Lloris-Bayo A, González-Molina A. Dissociation of lung function, dyspnea ratings and pulmonary extension in bronchiectasis. Respir Med. 2007; 101(11):2248-2253. doi:10.1016/ j.rmed.2007.06.028
9. Công Thị Kim Khánh. Thăm dò chức năng hô hấp, tưới máu hệ mao mạch phổi và biến đổi chức năng thông khí phổi trong phẫu thuật phổi ở bệnh nhân áp xe phổi và giãn phế quản. Luận án Tiến sỹ Y học. Đại học Y khoa Hà Nội; 1995.
10. Lynch DA, Newell J, Hale V, et al. Correlation of CT findings with clinical evaluations in 261 patients with symptomatic bronchiectasis. Am J Roentgenol. 1999;173(1):53-58. doi:10.2214/ ajr.173.1.10397099