VAI TRÒ CỦA CỘNG HƯỞNG TỪ 1.5 TESLA CHẨN ĐOÁN RAU CÀI RĂNG LƯỢC TRÊN THAI PHỤ CÓ SẸO MỔ ĐẺ CŨ TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI

Nguyễn Khắc Hưng 1,, Vũ Đăng Lưu 2
1 Bệnh viện phụ sản Hà Nội
2 Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Rau cài răng lược (RCRL) là một bệnh lý sản khoa gây băng huyết trầm trọng và nguyên nhân hàng đầu dẫn đến cắt tử cung. Chẩn đoán và đánh giá độ sâu xâm lấn của bánh nhau giúp giảm thiểu biến chứng cho thai phụ. Mục tiêu: Nghiên cứu giá trị của cộng hưởng từ (CHT) trong chẩn đoán RCRL trên sẹo mổ đẻ cũ. Đối tượng và phương pháp: Hồi cứu & tiến cứu 62 hồ sơ. Mẫu là các thai phụ chụp CHT về RCRL từ tháng 1/2021 – 10/2022; được mổ lấy thai tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội có kết quả phẫu thuật và giải phẫu bệnh trong trường hợp cắt tử cung. Kết quả: CHT chẩn đoán đúng 55 trường hợp trong tổng số 62 trường hợp nghiên cứu với 50 trường hợp có RCRL, 5 trường hợp không có NCRL. Độ chính xác của 5 dấu hiệu CHT: gián đoạn hay mỏng khu trú lớp cơ tử cung (61.8%), lồi bờ tử cung (45.4%), dải băng tối trong nhau trên hình T2W (63.6%), tín hiệu bánh nhau không đồng nhất (69%), khối lồi khu trú & gián đoạn thành bàng quang (10.9%). Khối lồi khu trú & gián đoạn thành bàng quang (OR: 6.833; CI 95%;  1.343 – 38. 670) là chỉ số có giá trị cao nhất trong tiên lượng xâm lấn của RCRL. Kết luận: CHT có giá trị cao trong chẩn đoán NCRL (90.9%) và phân loại được RCRL.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lê Thị Hương Trà. (2011), Nghiên cứu về rau cài răng lược có can thiệp phẫu thuật tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương trong 5 năm 2007- 2011, Luận văn thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
2. Ngô Thị Minh Hà, Trần Danh Cường, and Nguyễn Liên Phương (2016). Nhận xét về chẩn đoán và xử trí rau cài răng lược tại bệnh viện phụ sản trung ương năm 2015. Tạp chí phụ sản, 68–72.
3. Nguyễn Tiến Công (2016), Giá trị chẩn đoán của siêu âm trong rau tiền đạo cài răng lược ở thai phụ có sẹo mổ lấy thai tại bệnh viện phụ sản trung ương, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Y Hà Nội.
4. Nguyễn Thị Thu Thủy và cs (2017), Vai trò của cộng hưởng từ trong chẩn đoán rau cài răng lược, Tạp chí y học thành phố HCM, số 1, tập 21
5. D'Antonio F, Iacovella C, Bhide A. Prenatal identification of invasive placentation using ultrasound: systematic review and meta-analysis. Ultrasound Obstet Gynecol 2013; 42:509–517
6. S Collins et al. Proposal for standardized ultrasound descriptors of abnormally invasive placenta (AIP). Ultrasound Obstet Gynecol 2016; 47: 271 – 275
7. Morel et al. A proposal for standardized magnetic resonance imaging (MRI) descriptors of abnormally invasive placenta (AIP). Ultrasound Obstet Gynecol 2019; 100: 391 -37.
8. Sophie Riteau et al. Accuracy of Ultrasonography and Magnetic Resonance Imaging in the Diagnosis of Placenta Accreta. J Gynecol Obstet Biol Reprod (Paris). 2016 Feb; 45(2):198-206.
9. Flore-Anne Pain et al. Percreta score to differentiate between placenta accreta and placenta percreta with ultrasound and MR imaging. Acta Obtetrica et Gynecologica Scandinavica 2022; 101; 1134-114.