ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ HÌNH ẢNH CỦA CÁC TÚI PHÌNH ĐỘNG MẠCH VÒNG TUẦN HOÀN PHÍA SAU

Lê Hoàng Kiên 1,, Phạm Minh Thông2
1 Bệnh viện Bạch Mai
2 Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu đánh giá kết quả trong việc chẩn đoán túi phình động mạch não vòng tuần hoàn phía sau tại khoa Chẩn đoán hình ảnh tại bệnh viện Bạch Mai. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu và tiến cứu được tiến hành trên 96 bệnh nhân PĐMN tuần hoàn sau với 73 túi phình chưa vỡ, chỉ định can thiệp điều trị với tại Bệnh viện Bạch Mai 1/2014 đến tháng 1/2023. Vị trí PĐMN trong nhóm nghiên cứu chủ yếu phân bố ở vị trí động mạch đốt sống, chiếm khoảng 47.9%. Vị trí ĐM thân nền chiếm 25%, ĐM não sau chiếm 12,5%, các vị trí khác như ĐM tiểu não sau dưới 12,5%; ĐM tiểu não trên chiếm tỷ lệ 3.1%. Kết quả: Đối với nhóm PĐMN vỡ biểu hiện dưới dạng đau đầu dữ dội (sét đánh) chiếm 89,2%. Nhóm PĐMN vỡ có dấu hiệu buồn nôn, nôn chiếm 60,7% và gáy cứng chiếm 75%. Trong nhóm nghiên cứu PĐMN tuần hoàn sau thấy phình hình túi có cổ rộng (tỷ lệ đường kính túi/cổ <1,2) chiếm tỷ lệ cao nhất là 47,4%; tỷ lệ đường kính túi/cổ ≥1,5 chiếm 39,5%. Đường kính cổ túi phình<4mm chiếm 57,9% và ≥4mm chiếm 42,1%. Fisher độ 3-5 chiếm tỉ lệ cao 85.8%. Kết luận: Các phương tiện chẩn đoán hình ảnh như cắt lớp vi tính đa dãy, CHT có từ trường cao và chụp mạch số hóa xóa nền có thể đánh giá hình thái kích thước của túi phình mạch não vòng tuần hoàn sau.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Wanke. I et al (2005), Intracranial Aneurysms, Book, ed, Institute of Diagnostic and Interventional Radiology,, University of Essen, Germany.
2. Randall T. Higashida (2014), "What You Should Know About Cerebral Aneurysms", StrokeAssociation.org. .
3. Yasuo Murai (2012), "Aneurysm", www. Intechopen.com, ISBN 978-953-51-0730-9, tr. 249-266.
4. Clemens Maria Schirmer (2003), "Endovascular treatment of posterior circulation aneurysm", Munich.
5. Vũ Đăng Lưu, Trần Anh Tuấn và Phạm Minh Thông (2008), "Nghiên cứu giá trị chụp mạch cắt lớp vi tính đa dãy chẩn đoán phình động mạch não", Tạp chí Y học Việt Nam.
6. Guglielmi.G; Vinuela. F; Duckwiler.G et al (1992), "Endovascular treatment of posterior circulation aneurysms by electrothrombosis using electrically detachable coils", J Neurosurg, 77(4), tr. 515-24.
7. Mordasini P; Schroth G; Guzman R et al (2005), "Endovascular treatment of posterior circulation cerebral aneurysms by using Guglielmi detachable coils: a 10-year single-center experience with special regard to technical development", AJNR Am J Neuroradiol, 26(7), tr. 1732-8.
8. Pasquale Mordasini, Gerhard Schroth, Raphael Guzman và các cộng sự. (2005), "Endovascular treatment of posterior circulation cerebral aneurysms by using Guglielmi detachable coils: a 10-year single-center experience with special regard to technical development", American Journal of Neuroradiology, 26(7), tr. 1732-1738.
9. Moret. J; Cognard. C; Weill. A; và cộng sự (1997), "Reconstruction technic in the treatment of wide-neck intracranial aneurysms. Long-term angiographic and clinical results. A propos of 56 cases", J Neuroradiol, 24(1), tr. 30-44.