ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT BỆNH LÝ HẸP ỐNG SỐNG CỔ ĐA TẦNG DO THOÁI HÓA

Nguyễn Văn Trung 1,2, Hoàng Gia Du 1,
1 Bệnh viện Bạch Mai
2 Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân hẹp ống sống cổ đa tầng do thoái hóa. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang hồi cứu 31 bệnh nhân (BN) được chẩn đoán hẹp ống sống (HOS) cổ đa tầng do thoái hóa có chỉ định phẫu thuật cố định cột sống cổ bằng vít qua cuống phối hợp mở cung giải ép tại bệnh viện Bạch Mai từ 1/2018 đến tháng 6/ 2020. Kết quả: Tuổi trung bình là 63,26 ± 9,63 tuổi. Nam giới chiếm 74,2%, gấp gần 3 lần nữ giới (24,8%). Thời gian khởi phát triệu chứng đến khi tiếp cận phẫu thuật là 27,5 tháng. 100 % bệnh nhân có hội chứng chèn ép tủy, 32,3% có chèn ép tủy và chèn ép rễ phối hợp. Các triệu chứng thường gặp bao gồm: đau mỏi cổ (83,9%), rối loạn cảm giác tứ chi (90,3%), rối loạn vận động tứ chi (93,5%). Chèn ép tủy cổ mức độ trung bình theo JOA chiếm 83,9%. Mức độ suy giảm chức năng cột sống cổ nặng theo NDI chiếm 51,2%, tương đồng giữa hai giới. Kết luận: Hẹp ống sống cổ đa tầng do nguyên nhân thoái hóa thường gặp ở tuổi trung niên, triệu chứng lâm sàng thần kinh đa dạng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. AJSea, J.R.M., Cervical Spondylotic Myelopathy: A Guide to Diagnosis and Management. The Journal of the American Board of Family Medicine, 2020. 33(2): p. 303 -313.
2. Davies, B.M., Degenerative cervical myelopathy. The BMJ, 2018. 5: p. 1 - 4.
3. Đức, T.M., Kết quả phẫu thuật cố định cột sống cổ bằng vít qua cuống phối hợp mở cung sau giải ép trong điều trị bệnh lý hẹp ống sống cổ đa tầng do thoái hóa, in Bệnh viện Bạch Mai. 2019, Trường Đại Học Y Hà Nội.
4. Christopher D. Witiw MD, Five things to know about Degenerative cervical myelopathy. CMAJ, 2016. 189(3): p. 1 - 4
5. Hồng, N.T.Á., Hẹp ống sống cổ: Giá trị MRI qua khảo sát 300 trường hợp. Tạp chí y học Việt Nam, , 1999. 6: p. 126 - 129.
6. Chang Huyn Oh, J.C., Whole Spine Disc Degeneration Survey according to the Ages and Sex Using Pfirrmann Disc Degeneration Grades. Korean Journal Spine, 2017. 14(4): p. 148 - 154.
7. Yu, Y., Ranges of Cervical Intervertebral Disc Deformation During an In Vivo Dynamic Flexion-Extension of the Neck. Journal of Biomechanical Engineering, 2017. 139(6).
8. A. Bjelle, M.H., Occupational and individual factors in acute shoulder-neck disorders among industrial worker. Bristish journal of industrial Medicine, 1989. 6(1).
9. Hult, L., Cervical, Dorsal and Lumbar Spinal Syndromes: A Field Investigation of a Non-Selected Material of 1200 Workers in Different Occupations with Special Reference to Disc Degeneration and SoCalled Muscular Rheumatism. Acta Orthop Scand Suppl, 1954. 17(1).
10. Meyer, F., Degenerative cervical spinal stenosis: current strategies in diagnosis and treatment. Dtsch Arztebl Int, 2008. 105(20): p. 366 - 372.