THỰC TRẠNG SÂU RĂNG SỮA Ở TRẺ DƯỚI 36 THÁNG TUỔI TẠI TRƯỜNG MẦM NON NGUYÊN KHÊ, ĐÔNG ANH, HÀ NỘI NĂM 2022
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá thực trạng sâu răng của trẻ dưới 36 tháng tuổi tại Trường mầm non Nguyên Khê, Đông Anh, Hà Nội. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 121 trẻ dưới 36 tháng tuổi, qua thăm khám lâm sàng và đánh giá tình trạng vệ sinh răng miệng, áp dụng chỉ số DI của OHI-S, phân loại làm 3 mức độ: tốt, trung bình, kém. Kết quả: Tỉ lệ trẻ bị sâu răng chiếm 71,1%; trong đó độ tuổi sâu răng phổ biến là 24-36 tháng tuổi (chiếm 82,6%). Chỉ có 6,6% trẻ đạt vệ sinh răng miệng (VSRM) tốt, trong khi tỉ lệ VSRM trung bình là 24% và VSRM kém là 69,4%. Tỉ lệ sâu răng cao nhất ở nhóm trẻ VSRM kém (khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05). Số răng sâu trung bình của trẻ là 3,08±3,1 răng; trong đó chủ yếu là tại cung hàm trên. Kết luận: Tỷ lệ mắc sâu răng cao nhất ở nhóm VSRM kém, chiếm 98,8%, tỷ lệ sâu răng cao nhất tập trung ở nhóm tuổi 24-36 tháng (82,6%). Nhóm răng trước là nhóm gặp phải tình trạng sâu nhiều nhất đặc biệt là nhóm răng cửa hàm trên. Tỷ lệ trẻ đạt vệ sinh răng miệng tốt còn rất thấp chiếm 6,6%. Tỷ lệ vệ sinh răng miệng kém thì khá là cao chiếm 64,9%.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
sâu răng, trẻ em, vệ sinh răng miệng
Tài liệu tham khảo
2. World Health Organization (1994), “Oral Hygiene Indices”, Oral-Health.
3. Vũ Văn Tâm (2017), “Nghiên cứu tình trạng sâu răng của trẻ mầm non3-6 tuổi thuộc xã Vân Xuyến, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc”, Tạp chí Khoa học đại học Quốc gia Hà nội: Khoa học tự nhiên và công nghệ tập 33, số 2S (2017) 134-139.
4. Nguyễn Thị Huyền Trang (2014), “Nghiên cứu thực trạng bệnh sâu răng ở trẻ 5-6 tuổi tại trường mầm non Xuân Nộn, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội”, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.
5. Nguyễn Hà Thu, Trần Thị Mỹ Hạnh, Lương Minh Hằng (2021), “Thực trạng sâu răng sữa trên trẻ 4-6 tuổi tại một số trường mầm non ở Hà Nội”, Tạp chí Y học Việt Nam, tập 504, tháng 07, số 02 (2021), 76-79.