ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ CỦA BỆNH NHÂN GÃY HÀM GÒ MÁ BẰNG PHƯƠNG PHÁP NẮN CHỈNH XƯƠNG GÒ MÁ QUA XOANG HÀM
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Xác định vai trò và hiệu quả của phương pháp nâng chỉnh xương gò má qua xoang hàm, phương pháp phẫu thuật ít sang chấn so với các phương pháp khác mà vẫn cho kết quả điều trị khả quan trong các trường hợp gãy hàm gò má. Mục tiêu: đánh giá kết quả điều trị của bệnh nhân gãy hàm gò má bằng phương pháp nắn chỉnh xương gò má qua xoang hàm. Đối tượng phương pháp nghiên cứu: Tất cả 49 bệnh nhân có gãy xương hàm gò má được khám và điều trị bằng phương pháp nắn chỉnh xương gò má qua xoang hàm tại Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Hậu Giang từ 02/2019 đến 06/2020. Nghiên cứu cắt ngang mô tả có phân tích và can thiệp lâm sàng không nhóm chứng. Kết quả: Kết quả hậu phẫu: 100% bệnh nhân sau khi khâu mô mềm che phủ vết thương, 4,1% có dấu hiệu nhiễm trùng, 4,1% có chảy máu sau mổ, 98,0% có tình trạng vết mổ bình thường, 93,9% có tình trạng gò má bình thường, 100% bệnh nhân có nhãn cầu bình thường và 8,2% có rối loạn cảm giác. Kết quả điều trị trước khi xuất viện: Sau điều trị, có 98,0% bệnh nhân giảm sưng đáng kể, 93,9% gò má bình thường, 98,0% nhãn cầu bình thường và 6,1% có rối loạn cảm giác. Sau khi xuất viện 1 tuần, 100,0% bệnh nhân giảm sưng đáng kể, 93,9% bệnh nhân gò má bình thường, 100,0% nhãn cầu bình thường và 4,1% có rối loạn cảm giác. Sau khi xuất viện 3 tháng, có 95,9% bệnh nhân gò má bình thường, 100,0% bệnh nhân tình trạng nhãn cầu bình thường, 100% há miệng tốt, không còn bệnh nhân bị rối loạn cảm giác và 12,2% bệnh nhân viêm xoang tái phát. Kết luận: Phương pháp nắn chỉnh xương gò má qua xoang hàm là phương pháp phẫu thuật ít sang chấn đem lại kết quả tốt.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
hàm gò má, nắn chỉnh xương gò má qua xoang hàm.
Tài liệu tham khảo
2. Vũ Thị Bắc Hải (2004), "Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị gãy xương gò má cung tiếp tại bệnh viện Trung ương Huế", Tạp chí khoa học, Số 24/2004, tr. 73-95.
3. Đặng Xuân Lộc (2015), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị gãy xương gò má cung tiếp tại bệnh viện Quân Y 121, Bệnh viện Quân Y 121.
4. Nguyễn Đức Tuấn (2017), Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật gãy xương gò má có phối hợp tổn thương xoang hàm do chấn thương, Luận án chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Dược - Đại học Huế.
5. Assiri ZA, Salma REG, Almajid EA, Alfadhel AK. Retrospective radiological evaluation to study the prevalence and pattern of maxillofacial fracture among Military personal at Prince Sultan Military Medical City [PSMMC], Riyadh: An institutional study. Saudi Dent J. 2020 Jul; 32(5):242-249
6. Cohn JE, Othman S, Bosco S, et al. Management of Isolated Zygomatic Arch Fractures and a Review of External Fixation Techniques. Craniomaxillofacial Trauma & Reconstruction. 2020;13(1):38-44.
7. Luciana L, Oggy BAR, Wiargitha IK, Irawan H. Management of Maxillofacial Fracture: Experience of Emergency and Trauma Acute Care Surgery Department of Sanglah General Hospital Denpasar Bali. Open Access Maced J Med Sci. 2019 Oct 8;7(19):3245-3248
8. Starch-Jensen T, Linnebjerg LB, Jensen JD. Treatment of Zygomatic Complex Fractures with Surgical or Nonsurgical Intervention: A Retrospective Study. Open Dent J. 2018 May 21;12:377-387.