KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI ĐIỀU TRỊ UNG THƯ BIỂU MÔ TRỰC TRÀNG THẤP TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC GIAI ĐOẠN 2018 - 2020
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật nội soi ung thư biểu mô trực tràng thấp tại bệnh viện hữu nghị Việt Đức giai đoạn 2018-2020. Phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu trên 49 bệnh nhân điều trị ung thư biểu mô trực tràng thấp bằng phẫu thuật nội soi tại bệnh viện Hữu nghị Việt Đức giai đoạn 2018 - 2020. Kết quả: Tỷ lệ BN ung thư trực tràng thấp có triệu chứng là 87,8%, phần lớn vào viện vì đại tiện phân nhầy máu (77,6%), ở giai đoạn II là 36,7%, giai đoạn III là 40,8%. Đặc điểm khối u xâm lấn tại chỗ: T1 + T2 là 10,2%, T3 là 63,3%, T4 là 8,2%. Có 7 TH di căn xa (chiếm 14,3%). Phương pháp PTNS điều trị được sử dụng nhiều nhất là PT cắt cụt chiếm 44,9%, cắt đoạn trực tràng nối thấp có 13 TH (chiếm 26,5%), PT Hartmann có 7 TH (14,3%), chỉ làm HMNT 7 TH (14,3%). Không có trường hợp nào tử vong trong 30 ngày đầu sau mổ. Thời gian nằm viện trung bình là 9,85±3,89 (ngày). Duy nhất 1 trường hợp biến chứng trong mổ làm thủng thành sau âm đạo. Tỷ lệ biến chứng sau mổ là 16,3% bao gồm tắc ruột sau mổ, nhiễm trùng vết mổ, rối loạn tiểu tiện và các biến chứng về HMNT. Thời gian sống toàn bộ sau phẫu thuật 12 tháng, 24 tháng, 36 tháng lần lượt là 83,3%, 75,4% và 70,4%. Kết luận: PTNS là phương pháp điều trị UTTT thấp an toàn, hồi phục tốt sau mổ, đem lại kết quả khả quan.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Ung thư trực tràng thấp, phẫu thuật nội soi.
Tài liệu tham khảo
2. Nguyễn Cường Thinh. Nghiên cứu kết quả phẫu thuật nội soi điều trị triệt căn bệnh ung thư trực tràng tại bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Tạp chí Y dược lâm sàng 108. 2011;6:355-361.
3. Nghiên cứu khả năng bảo tồn cơ thắt hậu môn điều trị ung thư trực tràng bằng kĩ thuật mổ nội soi. Tạp chí Y học lâm sàng. 2007;23:33-35.
4. Mai Đình Điều. Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi trong điều trị ung thư trực tràng, Luận án Tiến sĩ y học, Đại học Y dược Huế. Published online 2014.
5. Kim N-K KYW et al. Factors associated with local recurrence after neoadjuvant chemoradiotion with total mesorectal excision for rectal cancer. World J Surg.2009;33(8): 1741-1749.
6. Van der Pas MH HE et al. Laparoscopic versus open surgery for rectal cancer (COLOR II): short- term outcomes of a randomised, phase 3 trial. The lancet oncology. 2013; 14(3):210-218.
7. Mathias L AOS. Magnetic Resonance Imaging of Rectal Cancer. MRI of Rectal Cancer. Springer; 2010:25-47.Phan Hải Thanh PNH. Kinh nghiệm điều trị ung thư trực tràng bằng phẫu thuật nội soi. Tạp chí Y học TP Hồ Chí Minh. Published online 2009:139-145.
8. Jaiswal et al. Laparoscopic versus Open Total Mesorectal Excision for Rectal Cancer: A Clinical Comparative Study in a Government Hospital. World J Gastroenterol. Vol 6.; 2013.
9. Karanjia ND CA et al. Leakage from stapled low anastomosis after total mesorectal excision for carcinoma of the rectum. Br J Surg. 1994; 81(8):1224-6.
10. Nguyễn Hoàng Bắc. Cắt Toàn Bộ Mạc Treo Trực Tràng Bằng Phẫu Thuật Nội Soi Trong Điều Trị Ung Thư Trực Tràng Thấp, Tạp Chí Y Học Việt Nam, Tập 319, 131-138.; 2006.Nguyễn Cường Thinh NAT. Nghiên cứu kết quả phẫu thuật nội soi điều trị triệt căn bệnh ung thư trực tràng tại bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Tạp chí Y dược lâm sàng 108. 2011;6:355-361.