KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRONG ĐIỀU TRỊ NHIỄM TRÙNG ĐƯỜNG TIẾT NIỆU TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THỐNG NHẤT ĐỒNG NAI

Phạm Thị Lành 1, Nguyễn Như Hồ2, Nguyễn Ngọc Khôi 2,
1 Đại học y dược TP.HCM
2 Đại học Y dược TP.HCM

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định tỷ lệ các vi khuẩn gây bệnh, mức độ đề kháng của vi khuẩn và kết quả trong điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu (NTĐTN) tại Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất Đồng Nai. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả, hồi cứu trên 171 hồ sơ bệnh án (HSBA) có chẩn đoán NTĐTN từ 01/01/2020 đến 31/12/2020 được điều trị nội trú tại khoa Ngoại niệu Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất Đồng Nai. Kết quả: Tuổi trung bình (TB) của mẫu nghiên cứu (51,7 ± 17,8) trong đó nữ chiếm tỷ lệ 52%. Trong tổng số mẫu nghiên cứu có 113 trường hợp (TH) 66,1% bệnh nhân có ít nhất 1 bệnh mắc kèm, tăng huyết áp gặp nhiều nhất 18,7%, các yếu tố gây phức tạp NTĐTN (bất thường cấu trúc hệ niệu chiếm tỉ lệ cao nhất 62,6%). Số BN lấy mẫu làm kháng sinh đồ (KSĐ) chiếm tỉ lệ 57,9%, kết quả mẫu cấy dương tính 48,5%, có 34 TH định danh ra 1 vi khuẩn (VK) và 2 TH định danh ra 2 VK, VK Gram (-) 73,7%, VK định danh ra được chủ yếu là Escherichia coli 39,5%, Proteus mirabilis 7,9%, Klebsiella pneumonia 7,9%, Pseudomonas aeruginosa 7,9%. Kết quả nghiên cứu cho thấy các VK này có tình trạng đề kháng cao với 1 số kháng sinh (KS): Escherichia coli kháng 100% cefazolin, cefotaxim, cefotetan, cefepim còn các KS khác cũng có tỷ lệ kháng trên 50% ampicillin, ceftriaxon, ceftazidim, ciprofloxacin… Kết quả điều trị BN được chẩn đoán đỡ giảm - xuất viện chiếm đa số. Kết luận: Nguyên nhân chủ yếu gây NTĐTN là do VK Gram (-): Escherichia coli, Proteus mirabilis, Klebsiella pneumonia, Pseudomonas aeruginosa.... Các VK này có tình trạng đề kháng cao với một số KS cefazolin, cefotaxim, ampicillin, ceftriaxon… Tình trạng đề kháng KS của VK ngày càng gia tăng nói chung và đặc biệt trong điều trị NTĐTN nói riêng. Chính vì vậy việc cung cấp thường xuyên tình hình đề kháng KS của VK là cần thiết cho các bác sĩ trong điều trị. Kết quả điều trị NTĐTN giảm – xuất viện chiếm tỉ lệ cao 97,1%.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Hội Tiết Niệu – Thận Học Việt Nam (VUNA 2020), "Hướng dẫn điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở Việt Nam 2020", NXB Y học, Hà Nội.
2. Ramakrishnan K., Scheid D. C. (2005), "Diagnosis and management of acute pyelonephritis in adults", Am Fam Physician. 71 (5), 933-942.
3. Phạm Thuý Yên Hà, Chung Khả Hân, Đặng Nguyễn Đoan Trang. (2022), "Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu tại khoa Tiết Niệu Bệnh viện Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh", Tạp chí Y học Việt Nam. 517 (1), 132-138.
4. Nguyễn Thị Nhung, Lưu Thị Bình (2021), "Đặc điểm bệnh nhân nhiễm khuẩn tiết niệu phức tạp điều trị tại Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên", Tạp chí Y học Việt Nam. 508 (2), 1-6.
5. Vũ Thị Thuý An, Nguyễn Thanh Hải, Bùi Thị Hương Quỳnh và cs. (2022), "Đánh giá hiệu quả của công tác dược lâm sàng và chương trình quản lý sử dụng kháng sinh trong điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu tại Bệnh viện Thống Nhất", Tạp Chí Y học Việt Nam. 511 (1), 92-96.
6. Kaye K. S., Bhowmick T., Metallidis S. et al. (2018), "Effect of Meropenem-Vaborbactam vs Piperacillin-Tazobactam on Clinical Cure or Improvement and Microbial Eradication in Complicated Urinary Tract Infection: The TANGO I Randomized Clinical Trial", Jama. 319 (8), 788-799.
7. Phạm Thế Anh, Nguyễn Phúc Cẩm Hoàng, Ngô Xuân Thái, (2019), "Đánh giá kết quả chẩn đoán và điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu ban đầu tại phòng khám tiết niệu Bệnh viện Bình Dân", Y học TP. Hồ Chí Minh. Phụ Bản Tập 23 (Số 3), 96-101.
8. Lê Đình Khánh, Lê Đình Đạm, Hồ Thị Ngọc Sương và cs. (2018), "Tình hình nhiễm khuẩn đường tiết niệu tại khoa ngoại tiết niệu Bệnh viện trường Đại học Y Dược Huế". Tập 8 ( 03), 100-108.