KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN LIPID MÁU TRÊN BỆNH NHÂN NHẬP VIỆN DO HỘI CHỨNG MẠCH VÀNH CẤP TẠI BỆNH VIỆN BÀ RỊA
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị rối loạn lipid máu (RLLM) trên bệnh nhân (BN) nhập viện do hội chứng mạch vành cấp (HCMVC) và xác định mối liên quan của các yếu tố ảnh hưởng đến số ngày nằm viện, kết cục tại khoa Nội tim mạch lão học, bệnh viện Bà Rịa. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả, hồi cứu trên hồ sơ bệnh án của BN điều trị nội trú tại khoa Nội tim mạch lão học, nhập viện được chẩn đoán xác định HCMVC từ 01/08/2020 – 31/07/2021. Kết quả: BN được kê statin cường độ cao lúc nhập viện và khi xuất viện lần lượt là 62,5% và 64,5%. Thể UA và NSTEMI được kê atorvastatin nhiều trong khi STEMI được kê rosuvastatin nhiều khi nhập viện, khi xuất viện thì atorvastatin chiếm chủ yếu ở cả 3 thể. BN có tiền sử sử dụng statin có khả năng giảm thời gian nằm viện, trong khi đó mức lọc cầu thận thấp và thể nhồi máu cơ tim có/không có ST chênh lên có khả năng kéo dài thời gian nằm viện. Việc dùng statin lúc nhập viện làm giảm 8 lần tỷ suất xảy ra kết cục (tử vong, đột quỵ, được yêu cầu chuyển viện, cơn nhồi máu cơ tim mới, suy tim) ở BN. Kết luận: Cần xem xét việc kê statin cường độ cao cho BN có chẩn đoán HCMVC, kéo dài sau khi đã xuất viện. Cần thực hiện thêm các thiết kế nghiên cứu có mức độ cao hơn như nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu để xác định chính xác hơn các yếu tố ảnh hưởng đến số ngày nằm viện, kết cục.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Statin, tỷ lệ sử dụng thuốc, yếu tố ảnh hưởng, hội chứng mạch vành cấp
Tài liệu tham khảo
2. Mozaffarian D., Benjamin E.J., Go A.S. et al. (2015). “Heart disease and stroke statistics--2015 update: a report from the American Heart Association”, Circulation, 131(4), pp. e29-322.
3. Mach F., Baigent C., Catapano A.L. et al. (2019). “2019 ESC/EAS Guidelines for the management of dyslipidaemias: lipid modification to reduce cardiovascular risk”, Eur Heart J, 41(1), pp. 111-188.
4. Baigent C., Keech A., Kearney P.M. et al. (2005). “Efficacy and safety of cholesterol-lowering treatment: prospective meta-analysis of data from 90,056 participants in 14 randomised trials of statins”, Lancet, 366(9493), pp. 1267-78.
5. Ho P.M., Spertus J.A., Masoudi F.A. et al. (2006). “Impact of medication therapy discontinuation on mortality after myocardial infarction”, Arch Intern Med, 166(17), pp. 1842-47.
6. Grundy S.M., Stone N.J., Bailey A.L. et al. (2018). “2018 AHA/ACC/AACVPR/AAPA/ABC/
ACPM/ADA/AGS/APhA/ASPC/NLA/PCNA Guideline on the Management of Blood Cholesterol: A Report of the American College of Cardiology/American Heart Association Task Force on Clinical Practice Guidelines”, J Am Coll Cardiol, 73(24), pp. e285-e350.
7. Phạm Nguyễn Vinh, Nguyễn Lân Việt, Trương Quang Bình và cs. (2011). “Nghiên cứu quan sát điều trị bệnh nhân nhập viện do hội chứng động mạch vành cấp (MEDI – ACS study)”, Tạp chí Tim mạch học Việt Nam, (58), tr. 12-24.
8. Châu Ngọc Hoa, Nguyễn Vĩnh Trinh (2017). “Khảo sát tình hình điều trị rối loạn lipid máu ở bệnh nhân hội chứng mạch vành cấp”, Tạp chí Y học TP Hồ Chí Minh, phụ bản tập 21(1), tr. 173-178.