TÁC DỤNG CỦA VIÊN NÉN STONEBYE TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN SỎI TIẾT NIỆU
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá tác dụng của viên nén STONEBYE trong điều trị bệnh nhân sỏi tiết niệu tại Bệnh viện Đa khoa Y học cổ truyền Hà Nội từ tháng 3 đến tháng 10 năm 2022. Phương pháp: Nghiên cứu can thiệp lâm sàng, so sánh trước và sau điều trị trên 36 bệnh nhân được chẩn đoán sỏi tiết niệu, điều trị bằng viên nén STONEBYE trong 30 ngày. Kết quả: Sau 30 ngày điều trị, các triệu chứng lâm sàng như đau hông lưng, đau hạ vị, rối loạn tiểu tiện, đái máu… đều giảm so với trước điều trị với p < 0,05. Kích thước sỏi trung bình giảm từ 7,49 ± 2,57 xuống 3,64 ± 4,63 (mm). Kết quả điều trị chung: 55,6% tốt, 13,3% khá. Kết luận: Viên nén STONEBYE có tác dụng cải thiện các triệu chứng lâm sàng và giảm kích thước sỏi trên bệnh nhân sỏi tiết niệu.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Sỏi tiết niệu, STONEBYE
Tài liệu tham khảo
2. Ngô Quý Châu, Nguyễn Lân Việt, Nguyễn Đạt Anh. Bệnh học nội khoa. Tập 1. Nhà xuất bản Y học; 2018:407-419.
3. Trần Văn Hinh. Bệnh sỏi tiết niệu. Nhà xuất bản Y học; 2013.
4. Đặng Lan Hương. Đánh giá tác dụng của viên bài Thạch trong điều trị sỏi tiết niệu. Khóa luận tốt nghiệp bác sĩ Y khoa. Trường Đại học Y Hà Nội; 2015.
5. Khoa Y học cổ truyền – Trường Đại học Y Hà Nội. Bệnh học nội khoa Y học cổ truyền. Nhà xuất bản Y học; 2017:143-145.
6. Scales CD, Tasian GE, Schwaderer AL and et al. Urinary Stone Disease: Advancing Knowledge, Patient Care, and Population Health. Clinical journal of the American Society of Nephrology. CJASN. 2016;11(7):1305-12.
7. Thakur VD, Mengi SA. Neuropharmacological profile of Eclipta alba (Linn.) Hassk. Journal of Ethnopharmacology. 2005; 102(1):23-31.
8. Zhou J, Jin J, Li X, et al. Total flavonoids of Desmodium styracifolium attenuates the formation of hydroxy-L-proline-induced calcium oxalate urolithiasis in rats. Urolithiasis. Jun 2018; 46(3):231-241.