MỘT SỐ CHỈ SỐ HUYẾT HỌC, ĐÔNG MÁU VÀ MỐI LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ PHỔI NGUYÊN PHÁTTẠI VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU TRUNG ƯƠNG GIAI ĐOẠN 2020 – 2022
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Bệnh lý ung thư phổi nguyên phát là bệnh lý ác tính ngoài hệ tạo máu; tuy nhiên, nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy sự biến đổi đa dạng về huyết học và đông máu phát sinh trong quá trình tiến triển và điều trị bệnh. Mục tiêu: (1) Mô tả một số chỉ số huyết học, đông máu trên nhóm bệnh nhân ung thư phổi nguyên phát tại Viện Huyết học – Truyền máu Trung Ương giai đoạn 2020 – 2022. (2) Nhận xét mối liên quan giữa một số chỉ số huyết học, đông máu và đặc điểm của đối tượng nghiên cứu. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 34 bệnh nhân điều trị lần đầu tại địa điểm nghiên cứu trong thời gian nghiên cứu, được chẩn đoán ung thư phổi trước thời điểm nhập viện. Kết quả nghiên cứu: Nhóm tuổi 50-64 chiếm tỉ lệ cao nhất với 76.5%. Tỉ lệ nam:nữ ~ 8:1. Tỉ lệ tăng bạch cầu lên tới hơn 40% với chỉ số trung bình là 16.13 ± 23.29 G/L. Gần 50% đối tượng có tăng số lượng tiểu cầu với trung bình là 511.35 ± 511.67 G/L. 60% bệnh nhân có nguy cơ huyết khối trung bình – cao theo thang điểm Khorana, cần điều trị dự phòng. Chỉ số D-dimer tăng ở 82% bệnh nhân, và 80% có tăng nồng độ fibrinogen với giá trị trung bình lần lượt là 2061.97 ± 2180.45 ng/ml và 5.22 ± 1.33 g/l. Chưa thấy có sự khác biệt về mặt thống kê khi so sánh trung bình và tỉ lệ tăng các chỉ số huyết học, đông máu của hai nhóm đối tượng chưa và đã điều trị ung thư phổi bằng các phương pháp khác nhau. Nồng độ Fibrinogen và số lượng tiểu cầu ở đối tượng nghiên cứu có mối tương quan chặt chẽ với hệ số tương quan r=0,6. Kết luận: Đối tượng nghiên cứu có một số chỉ số huyết học, đông máu xu hướng tăng cao với nguy cơ huyết khối dựa theo thang điểm Khorana. Fibrinogen và tiểu cầu có mối tương quan chặt chẽ với nhau. Không có sự khác biệt giữa nhóm đã điều trị và chưa điều trị ung thư phổi. Những bệnh nhân có tăng bạch cầu, tiểu cầu chưa rõ nguyên nhân nên phối hợp kiểm tra xét nghiệm đông máu và tầm soát ung thư phổi.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Ung thư phổi, ung thư phổi nguyên phát, chỉ số huyết học, đông máu
Tài liệu tham khảo
2. Hollowell JG, van Assendelft OW, Gunter EW, et al. Hematological and iron-related analytes--reference data for persons aged 1 year and over: United States, 1988-94. Vital Health Stat 11. 2005;(247):1-156.
3. Klion AD. Eosinophilia: a pragmatic approach to diagnosis and treatment. Hematol Am Soc Hematol Educ Program. 2015;2015:92-97. doi:10.1182/asheducation-2015.1.92
4. Weltgesundheits Organization. WHO Classification of Tumours of Haematopoietic and Lymphoid Tissues. Revised 4th edition. (Swerdlow SH, Campo E, Harris NL, et al., eds.). International Agency for Research on Cancer; 2017.
5. Kiss M, Caro AA, Raes G, Laoui D. Systemic Reprogramming of Monocytes in Cancer. Front Oncol. 2020;10:1399. doi:10.3389/ fonc.2020.01399
6. Tavakkoli M, Wilkins CR, Mones JV, Mauro MJ. A Novel Paradigm Between Leukocytosis, G-CSF Secretion, Neutrophil-to-Lymphocyte Ratio, Myeloid-Derived Suppressor Cells, and Prognosis in Non-small Cell Lung Cancer. Front Oncol. 2019;9:295. doi:10.3389/fonc.2019.00295
7. Zhu JF, Cai L, Zhang XW, et al. High plasma fibrinogen concentration and platelet count unfavorably impact survival in non-small cell lung cancer patients with brain metastases. Chin J Cancer. 2014;33(2):96-104. doi: 10.5732/cjc.012.10307
8. İnal T, Anar C, Polat G, Ünsal İ, Halilçolar H. The prognostic value of D-dimer in lung cancer: Prognostic value of D-dimer in lung cancer. Clin Respir J. 2015;9(3):305-313. doi:10.1111/crj.12144
9. Zheng S, Shen J, Jiao Y, et al. Platelets and fibrinogen facilitate each other in protecting tumor cells from natural killer cytotoxicity. Cancer Sci. 2009;100(5):859-865. doi:10.1111/j.1349-7006.2009.01115.x
10. Farge D, Frere C, Connors JM, et al. 2019 international clinical practice guidelines for the treatment and prophylaxis of venous thromboembolism in patients with cancer. The Lancet Oncology. 2019;20(10):e566-e581. doi:10.1016/S1470-2045(19)30336-5