ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG HỘI CHỨNG CAI RƯỢU NẶNG ĐIỀU TRỊ TẠI TRUNG TÂM CHỐNG ĐỘC BỆNH VIỆN BẠCH MAI

Thị Xuân Đặng 1,, Ngọc Sơn Đỗ 2
1 Trung Tâm Chống Độc, Bệnh viện Bạch Mai
2 Trung tâm Cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng hội chứng cai rượu nặng. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả trên 38 bệnh nhân có hội chứng cai rượu nặng với điểm CIWA-Ar≥20 điều trị tại Trung tâm chống độc bệnh viện Bạch Mai từ 1/2018 đến tháng 7/2018. Kết quả: 100% gặp ở nam giới; tuổi trung bình 47,6±12,6; chủ yếu từ 40-60 tuổi (68,4%), thời gian nghiện rượu dài 18,7± 8,55năm; uống 500-700 ml/ngày tới 63,2%; hội chứng cai kéo dài trung bình 3,8 ngày. Đặc điểm lâm sàng: bệnh nhân có đầy đủ các dấu hiệu nặng theo thang điểm CIWA-Ar: dấu hiệu run (100%), lo âu (100%), vã mồ hôi (97,4%), kích động (92,1%), buồn nôn và nôn (28,9%), đau đầu (15,8%). Các rối loạn ảo giác: thính giác (92,1%), thị giác (89,5%), xúc giác (23,7%). Rối loạn định hướng ở 76,3% số bệnh nhân. Biến chứng viêm phổi (39,5%) và 15,8% số BN phải thở máy. Đặc điểm cận lâm sàng: Tăng CK, AST, ALT, lactat. Kết luận: Hội chứng cai rượu nặng với nhiều triệu chứng và biến chứng, cần hồi sức và điều trị tại các đơn vị hồi sức tích cực.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y Tế (2014). Báo cáo chung tổng quan ngành Y tế năm 2014: Tăng cường dự phòng và kiểm soát

bệnh không lây nhiễm. Nhà xuất bản Y học, 52
2. Deepali Dixit, Jeffrey Endicott, Lisa Burry et al (2016). Management of Acute Alcohol Withdrawal Syndrome in Critically Ill Patients. Pharmacotherapy: The Journal of Human Pharmacology and Drug Therapy, 36(7), 797-822.
3. Sarff M. and J. A. Gold (2010). Alcohol withdrawal syndromes in the intensive care unit. Crit Care Med, 38(9 Suppl), S494-501.
4. American Psychiatric Association (2013). Diagnostic and statistical manual of mental disorders 5th (DSM-5®), American Psychiatric Pub. 2013.
5. Carol A Puz, Stokes SJ (2005). "Alcohol withdrawal syndrome: assessment and treatment with the use of the Clinical Institute Withdrawal Assessment for Alcohol-revised". Crit Care Nurs Clin North Am. 17 (3): 297–304.
6. Phan Văn Tiếng, Phạm Công Hòa, Nguyễn Văn Bảy (2011). Nhận xét kết quả điều trị sảng rượu bằng diazepam tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2.
7. Ngô Chí Hiếu, Nguyễn Thị Dụ (2003). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và hồi sức bệnh nhân có hội chứng cai rượu. Luận văn thạc sĩ Trường Đại học Y Hà Nội.
8. Jesse S., G. Bråthen, M. Ferrara et al (2017). Alcohol withdrawal syndrome: mechanisms, manifestations, and management. Acta Neurologica Scandinavica, 135(1), 4-16.