KIẾN THỨC CỦA ĐIỀU DƯỠNG VỀ CHĂM SÓC PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO NGƯỜI BỆNH ĐỘT QUỴ NÃO SAU GIAI ĐOẠN CẤP TẠI BỆNH VIỆN Y DƯỢC CỔ TRUYỀN QUẢNG NINH, NĂM 2021
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Kiến thức điều dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp dịch vụ chăm sóc người bệnh có chất lượng. Mục tiêu: đánh giá kiến thức của điều dưỡng về chăm sóc PHCN cho người bệnh đột quỵ sau giai đoạn cấp. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 55 điều dưỡng viên có thâm niên công tác từ 13 tháng trở lên tại 03 khoa Châm cứu và PHCN và Lão khoa. Số liệu được thu thập theo hình thức tự điền từ tháng 8/2021 đến tháng 9/2021 đến tháng 9/2021. Kết quả: Kiến thức chung của điều dưỡng về chăm sóc PHCN chưa đạt chiếm 71,4%. Những nội dung kiến thức chưa đạt chiếm tỷ lệ cao như: kiến thức về tổn thương thứ cấp; đánh giá tình trạng nuốt và phòng tránh sặc; xử lý đau; chăm sóc tư thế đúng; chăm sóc luyện tập - vận động; chăm sóc đường tiết niệu; chăm sóc phòng ngừa tắc mạch lần lượt là 65,5%; 76,4%; 54,5%; 40,0%; 45,5%; 63,6% và 61,8%. Ngoài ra kiến thức của điều dưỡng chưa đạt về phòng ngừa tái đột quỵ; dự phòng tổn thương thứ cấp; tạo dựng môi trường sống và làm việc phù hợp chiếm tỷ lệ cao lần lượt là 54,5%; 63,6% và 72,7%. Kết luận: Kiến thức của điều dưỡng về chăm sóc phục hồi chức năng cho người bệnh đột quỵ sau giai đoạn cấp còn nhiều hạn chế.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
điều dưỡng, chăm sóc phục hồi chức năng, đột quỵ não
Tài liệu tham khảo
2. Lương Tuấn Khanh, Fujitani Junko (2020). Chăm sóc và phục hồi chức năng sớm sau đột quỵ. Dự án cải thiện chất lượng chăm sóc sau đột quỵ
3. Nguyễn Văn Thông, Đinh Thị Hải Hà, Nguyễn Hồng Quân và các cộng sự (2008). Tình hình tử vong trong 10 năm (2003-2012) tại Trung tâm đột quỵ Bệnh viện TƯQĐ 108.
4. Hoàng Ngọc Thắm (2012). Thực trạng nhu cầu và chăm sóc phục hồi chức năng cho người bệnh đột quỵ giai đoạn cấp của điều dưỡng viễn tại bệnh viện đa khoa tỉnh Đắk Lắk năm 2012, Luận văn Thạc sỹ Quản lý bệnh viện, Đại học Y tế công cộng, Hà Nội.
5. Baatiema L, Otim ME, Mnatzaganian G, et al. (2017). Health professionals’ views on the barriers and enablers to evidence-based practice for acute stroke care: a systematic review. Implement Sci ; 12: 74.
6. Jones SP, Miller C, Gibson JME, et al. The impact of education and training interventions for nurses and other health care staff involved in the delivery of stroke care: an integrative review. Nurse Educ Today 2018; 61: 249–257.
7. Katan M, Luft A (2018). Global burden of stroke. Semin Neurol; 38: 208–211
8. Melnikov S. (2020). The need for knowledge and skills in the care of post-stroke patients. Eur J Cardiovasc Nurs, 19(6), 456–457.