KHẢO SÁT VIỆC SỬ DỤNG KHÁNG SINH DỰ PHÒNG TRONG PHẪU THUẬT CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH TP. HỒ CHÍ MINH

Huỳnh Bảo An 1, Trần Đăng Trình 2, Hoàng Trọng Tín 2, Nguyễn Quốc Hòa 1, Nguyễn Ngọc Khôi 1,
1 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
2 Bệnh viện đa khoa Tâm Anh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh dự phòng (KSDP) trong phẫu thuật và xác định các yếu tố liên quan đến sự tuân thủ hướng dẫn điều trị của việc sử dụng KSDP trên phẫu thuật chấn thương chỉnh hình tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP. Hồ Chí Minh. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả, cắt ngang được tiến hành trên 260 hồ sơ bệnh án có chỉ định phẫu thuật chấn thương chỉnh hình tại Trung tâm chấn thương chỉnh hình của bệnh viện từ tháng 01/2022 đến tháng 03/2022. Sự tuân thủ hướng dẫn điều trị của việc sử dụng KSDP dựa trên hướng dẫn của Bộ Y tế Việt Nam (2015) và hướng dẫn của Bệnh viện Đa Khoa Tâm Anh TP. Hồ Chí Minh (2021). Kết quả: Tỷ lệ tuân thủ chung về việc sử dụng KSDP là 78,1%, trong đó liều lượng và đường dùng là hai tiêu chí có mức độ tuân thủ cao nhất (100%), thời gian sử dụng KSDP có tỷ lệ tuân thủ thấp nhất (88,2%). Phẫu thuật cấp cứu (OR = 0,12; 95% CI: 0,03 – 0,41) và phẫu thuật nội soi (OR = 0,30; 95% CI: 0,13 – 0,68) là các yếu tố liên quan đến việc không tuân thủ sử dụng KSDP. Sau phẫu thuật, 5,0% BN được chẩn đoán nhiễm khuẩn, trong đó, tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ là 0,8%. Kết luận: Kết quả cho thấy sự cần thiết của việc tăng cường công tác quản lý sử dụng kháng sinh dự phòng trên các bệnh nhân phẫu thuật chấn thương chỉnh hình

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. WHO. Antimicrobial resistance. 2021. Accessed 10/7/2022. https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/antimicrobial-resistance
2. Enzler MJ, Berbari E, Osmon DR. Antimicrobial prophylaxis in adults. Mayo Clinic proceedings. 2011;86(7):686-701. doi:10.4065/mcp.2011.0012
3. Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP. HCM. Quy định sử dụng kháng sinh dự phòng. 2021.
4. Bộ Y tế. Hướng dẫn sử dụng kháng sinh. NXB Y học Hà Nội; 2015.
5. Nagata K, Yamada K, Shinozaki T, et al. Effect of Antimicrobial Prophylaxis Duration on Health Care-Associated Infections After Clean Orthopedic Surgery: A Cluster Randomized Trial. JAMA network open. 2022;5(4):e226095. doi:10.1001/jamanetworkopen.2022.6095
6. Bratzler DW, Dellinger EP, Olsen KM, et al. Clinical practice guidelines for antimicrobial prophylaxis in surgery. American journal of health-system pharmacy: AJHP: official journal of the American Society of Health-System Pharmacists. 2013;70(3):195-283. doi:10.2146/ajhp120568
7. Buchanan IA, Donoho DA, Patel A, et al. Predictors of Surgical Site Infection After Nonemergent Craniotomy: A Nationwide Readmission Database Analysis. World neurosurgery. 2018;120:e440-e452. doi:10.1016/j.wneu.2018.08.102
8. Thomas AP, Kumar M, Johnson R, More SP, Panda BK. Evaluation of antibiotic consumption and compliance to hospital antibiotic policy in the surgery, orthopedics and gynecology wards of a tertiary care hospital. Clinical Epidemiology and Global Health. 2022;13:1-5. doi:100944