ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SỐNG THÊM VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA PHÁC ĐỒ PACLITAXEL TRONG UNG THƯ VÚ TÁI PHÁT DI CĂN

Lê Thanh Đức 1,, Phạm Thị Dịu 2
1 Bệnh viện K
2 Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá thời gian sống thêm và một số yếu tố liên quan của phác đồ paclitaxel trên bệnh nhân ung thư vú tái phát di căn. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hồi cứu trên 47 bệnh nhân được chẩn đoán ung thư biểu mô tuyến vú giai đoạn tái phát di căn điều trị bằng phác đồ paclitaxel  từ tháng 01/2017 đến tháng 01/2022. Kết quả: Tuổi trung bình của các đối tượng nghiên cứu là 53,8 tuổi. Tổn thương di căn hay gặp nhất là xương, phổi, hạch (hạch trung thất, hạch ổ bụng, hạch thượng đòn đối bên), gan chiếm lần lượt 55,3%, 34,0%, 27,7% và 27,7%. 31 bệnh nhân được điều trị phác đồ bước 1, chiếm 66,0% và 16 bệnh nhân nhận điều trị phác đồ bước 2, chiếm 34,0%. Trung vị thời gian sống thêm bệnh không tiến triển là 7,0 (KTC 95%: 5,7-8,3). Trung vị thời gian sống thêm toàn bộ là 17,0 (KTC 95%: 13,4-20,6). Những bệnh nhân di căn tạng cũng như bệnh nhân điều trị ở bước 2 có tiên lượng xấu hơn so với những bệnh nhân không di căn tạng hoặc những bệnh nhân được hóa trị ngay từ bước 1. Kết luận: Phác đồ paclitaxel đơn trị giúp cải thiện thời gian sống thêm cho bệnh nhân ung thư vú tái phát hoặc di căn với trung vị thời gian sống thêm bệnh không tiến triển 7,0 tháng và thời gian sống thêm toàn bộ 17,0 tháng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Sung H., Ferlay J., Siegel R.L. và cộng sự. (2021). Global Cancer Statistics 2020: GLOBOCAN Estimates of Incidence and Mortality Worldwide for 36 Cancers in 185 Countries. CA Cancer J Clin, 71(3), 209–249.
2. van Maaren M.C., de Munck L., Strobbe L.J.A. và cộng sự. (2019). Ten-year recurrence rates for breast cancer subtypes in the Netherlands: A large population-based study. Int J Cancer, 144(2), 263–272.
3. Mátrai Z. và Rényi Vámos F. (2014). [Surgical possibilities in the treatment of advanced and locally recurrent breast cancers]. Orv Hetil, 155(37), 1461–1468.
4. Conlin A.K. và Seidman A.D. (2007). Taxanes in breast cancer: an update. Curr Oncol Rep, 9(1), 22–30.
5. Jones S.E., Erban J., Overmoyer B. và cộng sự. (2005). Randomized phase III study of docetaxel compared with paclitaxel in metastatic breast cancer. J Clin Oncol Off J Am Soc Clin Oncol, 23(24), 5542–5551.
6. Sledge G.W., Neuberg D., Bernardo P. và cộng sự. (2003). Phase III trial of doxorubicin, paclitaxel, and the combination of doxorubicin and paclitaxel as front-line chemotherapy for metastatic breast cancer: an intergroup trial (E1193). J Clin Oncol Off J Am Soc Clin Oncol, 21(4), 588–592.
7. Bishop J.F., Dewar J., Toner G.C. và cộng sự. (1999). Initial paclitaxel improves outcome compared with CMFP combination chemotherapy as front-line therapy in untreated metastatic breast cancer. J Clin Oncol Off J Am Soc Clin Oncol, 17(8), 2355–2364.
8. Kellokumpu-Lehtinen P, Tuunanen T, Asola R, et al. Weeklye Paclitaxel – An Effective Treatment for Advanc d Breast Cancer. Anticancer Res. 2013;33(6):2623-2627.
9. Perez, E. A., C. L. Vogel, D. H. Irwin, et al. 2001. "Multicenter phase II trial of weekly paclitaxel in women with metastatic breast cancer." J.Clin Oncol. 19(22):4216-4223.